Tìm hiểu về bệnh béo phì và cách xác định chỉ số cơ thể

Thừa cân béo phì đang là lỗi lo lắng của nhiều bạn trẻ Bệnh béo phì không chỉ làm ảnh hưởng đến vóc dáng dẫn đến mất tự tin mà đây còn là nguy cơ của nhiều bệnh nguy hiểm khác Sau đây là một số điều cần biết về bệnh béo phì, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Người bị bệnh béo phìNgười bị bệnh béo phì

1. Tìm hiểu bệnh béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều và không bình thường tại vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộ, nặng nề, khó coi ,.. còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu tăng huyết áp sỏi mật đái tháo đường xương khớpung thư ….

 

Nguyên nhân béo phì

Khẩu phần và thói quen ăn uống

Do chế độ ăn uống quá mức dẫn đến bệnh béo phì .

Chế độ ăn uống quá mức là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh béo phìChế độ ăn uống quá mức là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh béo phì

Hoặc do các thói quen khác như ăn nhiều cơm tinh bột vào buổi tối, hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng: đường mật nước ngọt thịt mỡ, dầu mỡ, ..thích ăn các món xào rán cũng là những thói quen không tốt dẫn đến nguy cơ bị béo phì .

Hoạt động thể lực

Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn cũng là nguyên nhân dấn tới béo phì

Lười vận động làm tăng khả năng tích lượng mỡ thừa trong cơ thểLười vận động làm tăng khả năng tích lượng mỡ thừa trong cơ thể

Những người hoạt động thể lực nhiều, thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng. Khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu.

Yếu tố di truyền

Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đá số cộng đồng yếu tố này không lớn.

Yếu tố kinh tế xã hội

Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được cọi là một đặc điểm của giàu có. Ở các nước đã phát triển khi thiếu ǎn không còn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên.
Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tǎng nhanh nhất là ở các đô thị. Đó là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời.

Cách phòng ngừa

- tập thể dục vận động cơ bắp để làm giảm, tiêu hao năng lượng dư thừa .

Một chế độ ăn hợp lý hạn chế chất béo kết hợp với luyện tập thường xuyên là cách loại bỏ mỡ thừa phòng ngừa bệnh béo phìMột chế độ ăn hợp lý hạn chế chất béo kết hợp với luyện tập thường xuyên là cách loại bỏ mỡ thừa phòng ngừa bệnh béo phì

- Hạn chế ăn đồ ngọt và nước có gas nhất là buổi tốt

- Ăn nhiều chất xơ rau củ quả, hạn chế các loại tinh bột, chất béo

- Ăn uống khoa học và làm việc khoa học .

2. Xác đinh béo phì thừa cân qua chỉ số cơ thể như thế nào? 

Để có chỉ số cơ thể (BMI), người ta dùng công thức sau đây: BMI = W/(H)2, trong đó: W = Cân nặng (kg), H = chiều cao (m).

Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23. Cac bạn có thể xem chi tiết ở hình ảnh dưới đây:

Chỉ số cơ thể xác định có bị béo phì hay không

Chỉ số cơ thể xác định cấp độ béo phì 

Béo phì là lỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là các bạn gái. Chính vì điều đó, ngay từ bây giờ chúng ta hãy nghiêm túc thực hiện một chế độ ăn khoa học, kết hợp với luyện tập thân thể nhé. Chúc các bạn thành công!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật