Tìm hiểu về loại thuốc điều trị căn bệnh nứt hậu môn dứt điểm
Trẻ vài ngày mới đi đại tiện một lần có phải bị táo bón hay không?
Bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh hiệu quả?
Nguyên nhân:
Táo bón: nguyên nhân thường gặp, do quá trình rặn để đẩy phân cứng và to ra ngoài.
Tiêu chảy kéo dài: kích thích nhu động ruột làm rách hậu môn.
Sinh đẻ: thai phụ sau khi sinh thường bị nứt hậu môn do chấn thương vùng chậu trong quá trình sinh.
Bệnh lý: các bệnh lý ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh Crohn, loét đại tràng viêm ruột… cũng gây ra nứt hậu môn
Chấn thương ở vùng hậu môn do thăm khám trực tràng, sử dụng nhiệt kế, giao hợp bằng đường hậu môn…
Triệu chứng:
- Có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.
- Đau nhói khi đi đại tiện và có thể kéo dài sau vài giờ.
- Ngứa và bỏng rát quanh vùng hậu môn.
- Xuất hiện một ít máu tươi lẫn trong phân hay giấy vệ sinh…
Biến chứng:
Các triệu chũng trong bệnh NHM thường tự khỏi trong vòng 1 - 4 tuần ở dạng cấp tính. Trong một số trường hợp sẽ chuyển sang dạng mãn tình khi các triệu chứng này kéo dài > 6 tuần.
- Thường hay tái phát.
- Vết rách lan rộng đến cơ vòng hậu môn. Sự co thắt của cơ vòng hậu môn khiến vết rách lâu lành.
Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn
Các thuốc được sử dụng trong điều trị NHM chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh.
Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của NHM.
Nhóm thuốc nhuận tràng: nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị NHM do nguyên nhân táo bón vì có tác dụng làm mềm phân và giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng. Nhóm thuốc này có 2 loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc nhuận tràng tạo khối (polycarbophil, psyllium, methylcellulose…) là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt chất xơ chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho người lớn.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (lactulose): thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột. nhóm thuốc này thường được sử dụng cho trẻ em
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason….): có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng thuốc kem, thuốc mỡ.
Nhóm thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain...): có tác dụng giảm đau ngứa, bỏng rát… ở vùng hậu môn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…).
Cần lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…): thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…
Nitroglycerin: thường được sử dụng ở dạng thuốc mỡ, là thuốc có tính giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp vết nứt mau lành. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu chóng mặt hạ huyết áp…
Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…): thường được sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc mỡ, có tác dụng tang cường lưu thông máu và thư giãn cơ vòng hậu môn. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi nitroglycerin không mang lại hiệu quả điều trị.
Botulinum typ A (botox): thường được sử dụng ở dạng thuốc chích, có tác dụng làm liệt cơ vòng hậu môn, chống co thắt.
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc còn có các phương pháp khác như: điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị không dùng thuốc…
Phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp ngăn ngừa táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh NHM. Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất xơ ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tăng cường luyện tập thể dục thể thao… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng tránh được bệnh này.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:05 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023