Viêm phế quản co thắt là gì? Triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả

Viêm phế quản co thắt là gì?

Bệnh viêm phế quản co thắt, nghĩa là toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt. Đây là một thể của bệnh của viêm phế quản không phải là một triệu chứng của hen như nhiều người lầm tưởng.

Viêm phế quản co thắt là một thể của viêm phế quản

Viêm phế quản co thắt là một thể của viêm phế quản

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt

Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm phế quản co thắt cho trẻ là virus thông thường là virus RSV làm hẹp tiểu phế quản trong phổi.

Các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn tụ cầu khuẩn... cũng có thể gây nên viêm phế quản co thắt cho một số ít trẻ.

Ngoài ra, còn có thể là ký sinh trùng hóa chất dị vật.

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là mùa Đông, hay điều kiện dinh dưỡng kém là những yếu tố khiến bệnh hình thành, phát triển thuận lợi.

Triệu chứng viêm phế quản co thắt

- Dấu hiệu cảm trong 2 – 3 ngày như sốt nhẹ sổ mũi ho

- Các cơn ho như ho gà, kèm đờm đặc, lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.

- Luôn muốn ho, ngứa họng

- Hay nôn khi ăn

- khó thở thở thanh, gấp, khò khè

- Lồng ngực hóp lại khi thở

- Bú bỏ, tím tái khi bệnh nặng

Biến chứng của bệnh

20% trẻ mắc viêm phế quản co thắt gặp biến chứng viêm tai giữa Ngoài ra, nhiều trẻ còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp viêm phổi nếu chậm trễ điều trị và điều trị không đúng cách.

Sau khi bị viêm phế quản co thắt, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ chuyển biến thành hen phế quản

Giữ vệ sinh và điều trị kịp thời khi có biểu hiện

Giữ vệ sinh và điều trị kịp thời khi có biểu hiện

Điều trị viêm phế quản co thắt

Cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ và uống thêm các thuốc giãn phế quản và các thuốc làm loãng đờm để tăng cường tác dụng điều trị của kháng sinh. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian.

- Thực hiện hút mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối để đường thở thông thoáng và không trôi dịch xuống làm viêm đường hô hấp dưới.

- Đảm bảo không khí có độ ẩm lý tưởng để giảm bớt độ đặc của đờm và dịch mũi.

- Đảm bảo dinh dưỡng để trẻ ổn định, nâng cao đề kháng.

- Bổ sung sữa uống đủ nước và nước canh ấm để giảm ho long đờm.

- Tuyệt đối không để bé lại gần môi trường có khói thuốc, bụi bẩn, khói xăng xe,…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật