Rối loạn lo âu ở trẻ em và một số vấn đề cha mẹ cần biết rõ
Nguyên nhân rối loạn lo âu ở trẻ em
+ Tâm lý xã hội: Với những trẻ có tính cách lệ thuộc, khi thay đổi môi trường sinh hoạt trẻ thường tỏ ra lo lắn, sợ hãi, cảm thấy không an toàn khi không có cha mẹ bên cạnh.
Tính cách: Trẻ có tính cách rụt rè nhút nhát thường lo sợ về những gì xung quanh một cách thái quá mất cảm giác an toàn có thể gây ra chứng rối loạn lo âu
Không chỉ có ở người lớn rối loạn lo âu ở trẻ em cũng có thể xảy ra
+ Học tập: Áp lực về kiến thức bài học, sự yêu cầu của giáo viên, nhà trường và sự kỳ vọng quá mức của phụ huynh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu ở trẻ.
+ Di truyền: Yếu tố gia đình có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh này. Trẻ sinh ra trong gia đình người lớn mắc bệnh sẽ gặp nguy cơ cao gấp sáu lần so với bình thường.
Dấu hiệu rối loạn lo âu ở trẻ em
+ Lo âu cao độ và kéo dài do chia ly với cha mẹ gia đình môi trường thân thuộc: Sợ người thân ra đi không trở về.
+ Lo sợ không có cơ sở thực tế và kéo dài là tai hoạ sẽ xảy ra làm trẻ em phải chia ly với người thân (sợ bản thân hay chạ mẹ bị tai nạn hay ốm đau, sợ bị lạc, bị bắt cóc và không bao giờ tìm lại được cha mẹ).
Trẻ có dấu hiệu lo sợ không có cơ sở thực tế
+ Trẻ em không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người có quan hệ gắn bó, níu bám cha mẹ, khó hoà nhập môi trường mới.
+ Rối loạn giấc ngủ: Đòi mẹ hay người có quan hệ gắn bó nằm bên cạnh cho đến khi trẻ em ngủ rồi, sợ bóng tối khó ngủ ác mộng mơ nhìn thấy cặp Mắt đang nhìn mình chằm chằm... Ngoài ra, trẻ em có vẻ buồn hay kêu khóc.
+ Có nhiều triệu chứng cơ thể: buồn nôn đau dạ dày đau chỗ này chỗ khác đau đầu đau bụng choáng váng chóng mặt các triệu chứng giống như cảm cúm Ở trẻ em lớn hơn và thanh thiếu niên, có thể thấy các triệu chứng điển hình về tim mạch và hô hấp đau ngực hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, nghẹt thở.
Điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em
+ Liệu pháp tâm lý: Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và giúp trẻ có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động. Giúp trẻ hình thành tính cách cá nhân nhằm làm tăng tính tự lập của trẻ em.
Gia đình nên quan tâm, chia sẻ khó khăn của con
+ Liệu pháp gia đình: Gia đình cùng kết hợp điều trị cho trẻ bằng cách quan tâm, chia sẻ những khó khăn của con, giúp con giải quyết những áp lực trong học tập và cuộc sống
+ Liệu pháp tách mẹ: Tách mẹ là một phương pháp nhằm giúp trẻ tự lập dần dần và rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
+ Liệu pháp dược lý: Chỉ dùng khi những phương pháp khác vô hiệu.
Như vậy, trên đây là những thông tin cần biết về rối loạn lo âu ở trẻ em mà các bậc cha mẹ nên hiểu rõ. Do trẻ thường gặp ở đối tượng trẻ bắt đầu đi lớp nên những cách điều trị sớm sẽ giúp trẻ hòa nhập với môi trường mới tốt hơn.
- Rối loạn nhịp dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị, bạn... (Thứ năm, 07:37:10 22/11/2018)
- Bạn có thể phát hiện tình trạng thiếu canxi từ bằng những... (Chủ nhật, 16:10:03 18/11/2018)
- Hội chứng Gilbert và bệnh vàng da là bệnh như thế nào? (Thứ năm, 07:40:11 15/11/2018)
- Những bệnh lạ khiến cho cơ thể mùi như cá ươn, bắp cải... (Thứ Ba, 13:46:08 13/11/2018)
- Đừng coi thường mất ngủ vì nó đã từng giết chết 2 thế hệ (Thứ Hai, 01:01:05 12/11/2018)
- Sốt phát ban như hoa hồng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả (Chủ nhật, 21:12:12 11/11/2018)
- BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Điều cần biết về viêm mao mạch dị ứng (Thứ năm, 09:42:07 08/11/2018)
- Rối loạn chuyển hóa axit amin: Bệnh phenylketon niệu (Thứ tư, 09:48:07 07/11/2018)
- Tràn khí trung thất là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh (Thứ Ba, 16:48:10 06/11/2018)
- Tràn khí dưới da là gì? Biểu hiện và những nguyên nhân phổ... (Thứ Ba, 16:47:13 06/11/2018)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023