Các nguy cơ khiến bệnh bạch hầu bùng phát thành dịch

Bệnh bạch hầu không phải là mối đe dọa của sức khỏe cộng đồng nhưng ổ dịch gần đây ở Quảng Nam khiến nhiều người lo ngại.

Bệnh bạch hầu là bệnh do vi trùng Corynebact crium diphtheriac gây ra, tạo thành màng giả màu trắng ở họng, mũi, amiđan thanh quản Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ 2-7 tuổi và người không tiêm phòng. Đây là bệnh nhiễm độc cấp tính, nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, trước khi có vắc-xin, bệnh có tỉ lệ tử vong từ 15 - 20% với người được điều trị.

Bệnh có 4 thể lâm sàng: Bạch hầu họng thể thông thường (70%), bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản (26%) và bạch hầu mũi (4%). Triệu chứng chung là người bệnh sốt, họng đau nuốt khó, người xanh xao mệt mỏi huyết áp hạ. Trong đó, thể bạch hầu ác tính là nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. 

Bạch hầu họng thể thông thường nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng sang thể ác tính. Ngoài ra, bệnh cũng có một số biến chứng nguy hiểm khác. Thường gặp nhất là viêm cơ tim gây ra bởi ngoại độc tố bạch hầu, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim xảy ra từ ngày 2-7 của thời kỳ nhưng có thể muộn hơn.

Biến chứng thần kinh thường xảy ra sau vài tuần với cái triệu chứng liệt cơ hoành mắt lác, liệt chi, đa viêm thần kinh ngoại biên Thêm vào đó, bệnh có thể gây biến chứng cho đường hô hấpthận

Nguy cơ bùng phát thành dịch

Bạch hầu là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Vi trùng có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang người khoẻ qua đường hô hấp (ho hắt hơi …) hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân (dịch mũi, họng,…). Những nơi điều kiện vệ sinh không đảm bảo và khu dân cư đông đúc có khả năng lây nhiễm cao. 

Những khu vực mà người dân còn chưa có ý thức được sự nguy hiểm của bệnh thì khả năng bùng dịch rất lớn. Vừa qua, khi bệnh bạch hầu xuất hiện tại một số thôn xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, chính quyền gặp phải sự bất hợp tác của người dân trong việc khám và điều trị. 6 bệnh nhân bạch hầu của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quang Nam đã tự ý bỏ viện khi chưa chữa khỏi hoàn toàn. Tuy tình trạng của những người bệnh đã khá lên nhưng mầm bệnh trong họ chưa được diệt hết vẫn có thể lây nhiễm cho người lành.

Nhiều người khoẻ mạnh nghĩ bệnh do 'con ma rừng' bắt đi nên mời thầy cúng, không chịu uống thuốc giữ vệ sinh nhà cửa, cá nhân, gây khó khăn cho công tác phòng bệnh. Cách đây vài năm, khi có 7 người trẻ tử vong tại thôn 8B, hàng chục hộ dân đã bỏ vào rừng sống thay vì đợi cơ quan chức năng xác nhận nguyên nhân. Hiện, cơ quan chức năng lo ngại khả năng người dân bỏ vào rừng sống, gây khó khăn cho việc phòng dịch, tăng khả năng lây nhiễm bệnh

Biện pháp ngăn bùng phát dịch 

Biện pháp duy nhất để phòng bệnh bùng phát thành dịch là tiến hành tiêm phòng cho người dân trong khu vực và những vùng lân cận. Nhờ vắc-xin, từ một bệnh xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành, đến nay rất ít khu vực có người mắc bệnh bạch hầu. Một mũi có thể giúp phòng bệnh 5 năm, vì vậy, người tiêm phòng từ lâu cũng nên tiêm lại.

Cách li khu vực có nhiều người mắc bệnh với những vùng khác, tiến hành tuyên truyền phòng bệnh, phát thuốc cho người dân. Khuyến cáo người dân giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh. Tiến hành dọn dẹp chỗ ở, trường học giúp mọi thứ thông thoáng, sạch sẽ. Khi bản thân hoặc người thân có các triệu chứng mắc bệnh, cần nhanh chóng thông báo với nhân viên y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần hoàn thành quá trình điều trị để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật