Liệt kê những nguyên nhân khiến "nhũ hoa" bị ngứa dữ dội

“Nhũ hoa” của cả nam và nữ giới đều có thể bị ngứa, rát, thậm chí đóng vảy. Đây có thể đơn thuần là do viêm da, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại là một dạng ung thư vú.

Bệnh Paget

Bệnh Paget là một dạng hiếm của ung thư vú có thể xảy ra ở cả vùng núm và quầng vú (vùng sẫm màu bao quanh núm vú). Dù là nguyên nhân hãn hữu nhất khiến “nhũ hoa” bị ngứa, Paget cũng là một bệnh rất đáng ngại.

Cảm giác ngứa và nóng ran ở núm và quầng vú là triệu chứng đầu tiên thường thấy ở bệnh. Nó thường kéo theo sự xuất hiện của lớp vảy cứng. Trong một số trường hợp, phía “nhũ hoa” bị ảnh hưởng còn có hiện tượng rỉ ra chất dịch màu vàng hoặc đỏ nhạt.

Ở các giai đoạn sau của bệnh, vùng quầng vú có thể bị loét ra hoặc hình thành các khối u Thông thường, Paget chỉ ảnh hưởng tới một bên ngực, phổ biến ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.

Viêm da cơ địa

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa “nhũ hoa” viêm da cơ địa (AD) còn được biết đến với tên gọi eczema

Ở bệnh này, triệu chứng ngứa luôn thường trực và có thể chuyển biến rất xấu. Cảm giác ngứa thậm chí có thể mở đường cho sự phát triển của hiện tượng phát ban ngoài, với những vết giộp nhỏ trên da có dịch tiết hoặc vảy cứng. Gãi nhiều khiến da dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành các vùng da bị dày cộm lên do viêm mạn tính và tấy rát.

Một người sẽ dễ viêm da cơ địa nếu có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh liên quan tới dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da cơ địa Do bệnh được cho là có liên quan tới phản ứng tăng nhạy cảm nên một người sẽ dễ viêm da cơ địa nếu có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh liên quan tới dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng

Một số tác nhân môi trường có thể gây bệnh gồm: da khô ngâm nước quá lâu, phẩm nhuộm hoặc mùi hương của các sản phẩm chăm sóc da các chất gây dị ứng trong sản phẩm tẩy rửa, len, mút… và stress

Viêm da do tiếp xúc

Bệnh gây ra do tiếp xúc với một số loại thực vật gây kích thích, đồ trang sức bằng ni-ken, cao su hoặc nhựa mủ, các hóa chất tẩy rửa chứa hương liệu tổng hợp từ các chất hóa học. Chúng và một số chất khác là tác nhân gây ngứa trên da đau khi chạm vào và một loạt các dạng nhiễm trùng như xuất hiện các vết giộp nhỏ, phát ban đỏ, từ đó dần hình thành các vảy cứng.

Đôi lúc, phản ứng viêm da xảy ra ngay sau lần đầu tiếp xúc, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại cần tới sự tiếp xúc nhiều lần.

Viêm da tiết bã

Bệnh thường xảy ra tại vùng ngực trên, lưng, da đầu và mặt, những nơi sản sinh nhiều chất nhờn hơn. Nói chung, vùng da dễ bị viêm tiết bã thường tập trung nhiều dầu nhất.

Ngoài việc gây ngứa, bệnh còn dẫn tới sự hình thành các vảy có màu trắng hoặc vàng trên da. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất là từ 30-50 tuổi. Vào mùa hè, các triệu chứng bệnh có xu hướng giảm nhẹ.

Nấm Candida

Phần lớn các ca nhiễm nấm âm đạo đều do loại nấm men này. Tuy nhiên, đây là tác nhân ít khi gây ngứa “nhũ hoa”, ngoại trừ trong thời gian cho con bú.

Theo một nghiên cứu trên 100 phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú khoảng 2-9 tuần sau khi sinh, da có vảy trắng hoặc bóng nhờn, kèm theo cảm giác đau ở ngực là dấu hiệu cao cho thấy “nhũ hoa” bị nhiễm nấm Candida.

Đây là bệnh gây ngứa núm vú nhưng do sự tiếp xúc với đồ lót hoặc quần áo có bề mặt ráp.

Theo một báo cáo về những thương tổn da liễu sau các cuộc chạy đua marathon, 3-16% vận động viên đều phàn nàn rằng “nhũ hoa” của họ bị ngứa và rát. Bệnh có thể ảnh hưởng tới cả nam và nữ giới.

Viêm da thần kinh

Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng rát nhẹ như khi mắc eczema viêm da cơ địa, nhiễm nấm men hoặc cọ xát với quần áo.

Triệu chứng ngứa mạn tính và phản ứng gãi khiến cảm giác ngứa càng dai dẳng mỗi khi các đuôi thần kinh bị kích thích.

Kết quả là trên da hình thành các vùng da dày cộm và thô ráp. Ngoài tay, chân viêm da thần kinh có thể xảy ra ở “nhũ hoa”, thường chỉ ở một bên. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới, nhất là độ tuổi từ 30-50.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật