Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi bạn đọc nên chú ý

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Càng lơn tuổi, bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay càng dễ phát triển. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là một bệnh khớp gặp ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Dưới đây là những thông tin về bệnh mà bạn đọc nên lưu ý.

Nguyên nhân thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, trong đó tuổi tác và giới tính cần quan tâm nhất. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ 2/3 các trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay.

Ngoài ra cũng nên đề cập đến hiện tượng thoái hóa khớp do sự thiếu hụt canxi Tỉ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người lớn trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tuổi tác là một nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Tuổi tác là một nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Thoái hóa khớp bàn tay ngón tay cũng có thể gặp sau chấn thương gãy xương viêm khớp dạng thấp bệnh gút hoặc một số bệnh  rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.

Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Thường bệnh được biểu hiện sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài như sau ngủ dậy hoặc sau khi ngủ buổi trưa. Có một số triệu chứng cần quan tâm là đau cứng khớp.

Đau xảy ra khi vận động, gọi là đau kiểu cơ học và giảm đau khi các khớp được nghỉ ngơi (không cử động, không vận động). Đau chỉ biểu hiện ở mức nhẹ hoặc trung bình, thời gian kéo dài khoảng từ 15 - 30 phút, có khi lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương khớp. Các khớp bị đau đôi khi còn bị sưng nhẹ.

Biểu hiện cứng khớp thường rõ ràng hơn nhiều. Cứng khớp xuất hiện lúc mới ngủ dậy buổi sáng sớm hoặc sau giấc ngủ buổi trưa, biểu hiện như khó cứ động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển và dần dần bàn tay sẽ khó thực hiên các thao tác trong sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm đồ vật không chắc (có khi cầm không chắc bị rơi đồ vật)... Các cơ ở bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón tay bị biến dạng.

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay  thì ngoài các triệu chứng lâm sàng còn có thể chụp X-quang khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Kỹ thuật chụp X-quang tuy đơn giản nhưng giúp cho bác sĩ khám bệnh chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Trên các phim chụp bàn tay, ngón tay bị thoái hóa khớp có thể thấy hiện tượng mọc gai xương hẹp các khe khớp, mất vôi, hình dải, khuyết xương, xói mòn hoặc khuyết xương hoặc biến dạng khớp...

Nếu có điều kiện cũng nên tiến hành một số xét nghiệm như máu lắng, CRP (C - Reactive Protein), xác định yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor)... Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên được khám bệnh sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp Vì vậy, sau khi được chẩn đoán là thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ khám bệnh, nhất là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Triệu chứng thường gặp là bị cứng khớp

Triệu chứng thường gặp là bị cứng khớp

Phòng bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay như thế nào?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay (phụ nữ làm việc chân tay nhiều, những người nội trợ...) tránh lao động nặng, nhọc. Khi làm việc với đôi tay của mình, nên có thời gian nhất định để bàn tay được nghỉ ngơi không làm việc liên tục nhiều giờ liền. Trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong lao động nếu có máy móc thay thế cho bàn tay, nên tận dụng (ví dụ máy rửa bát đĩa, cối xay thịt...).

Sau mỗi  buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Nếu có điều kiện nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm, mỗi ngày khoảng 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần khoảng 10 phút. Tránh hiện tượng tăng cân ăn uống hợp lý, năng vận động cơ thể. Nếu mắc một số bệnh về chuyển hóa hoặc chấn thương bàn tay, ngón tay nên điều trị dứt điểm và theo chỉ định của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật