Bạn có biết rằng thói quen khạc nhổ nước bọt là việc làm 'giết' bạn mỗi ngày không?

Theo bạn, nước bọt là chất bẩn hay là liều thuốc bổ của cơ thể? Liệu chúng có thật sự bẩn như chúng ta thường nghĩ không?

Nhiều người vẫn cho rằng, nước bọt là loại phế phẩm phát sinh từ khoang miệng. Chính vì nhớt nhớt nhầy nhầy lại có mùi khó ngửi nên nước bọt từ lâu đã không được chào đón. Điều đó lí giải vì sao chúng ta thường phun nước bọt ra bên ngoài thay vì ngậm và nuốt chúng vào bụng. Nhưng bạn có biết, chính hành động đó đã dẫn đến sai lầm của cả của đời khi nước bọt mới được khoa học chứng minh lợi hơn là hại đối đối với cơ thể.

Sẽ ra sao nếu chúng ta bị khan hiếm nước bọt?

Mặc dù không được "sạch sẽ" và "thơm tho" cho lắm nhưng nước bọt mới chính là vị thuốc quý do cơ thể tự sản sinh đấy bạn nước bọt chứa nhiều nước nguyên tố vi lượng chất điện giải, các kháng thể, enzym… rất hữu ích đối với sức khỏe. Không chỉ có tính năng diệt khuẩn, giảm tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp, mà còn hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, ổn định vi lượng cho ruột, bao tử, thúc đẩy quá trình phân giải dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước bọt chính là chất dịch giúp bảo vệ khoang miệng và vệ sinh chúng một cách hữu hiệu hơn bất kì loại dung dịch tẩy rửa nào. Người ít nước bọt cũng sẽ cảm thấy nhiều khó chịu, như hôi miệng hay ăn không ngon, khô khan, cổ họng khô cứng... Nước bọt sẽ thúc đẩy quá trình phân giải cơm, thịt, cá rau và hạn chế tình trạng táo bón ăn không tiêu chướng bụng…  

Cầm máu giảm đau

Bạn có biết vì sao trong tự nhiên các con vật thường liếm vết thương của mình mỗi khi chảy máu không? Còn trong các bộ phim cổ trang, các nhân vật thường ngậm vào vết thương của mình khi không có thuốc để sơ cứu? Đó là vì nước bọt có công dụng làm tăng nhanh quá trình đông máu, hạn chế tình trạng máu loãng khiến cơ thể mất quá nhiều máu dẫn đến mất mạng. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn được đặt tên là SLPI. Do đó, khi bị vết thương trong miệng hay sau khi nhổ răng nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ cầm máu rất nhanh.  

Diệt khuẩn và làm lành vết thương

Một điều đáng kinh ngạc, khi người ta vẫn nghĩ nước bọt chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể thì chính chúng lại có khả năng diệt khuẩn và tăng cường lợi khuẩn. Nước bọt có thể phòng ngừa nhiễm trùng khoang miệng, họng, lợi, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi sâu răng viêm họng Đóng vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩnvi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Điều này được lí giải bởi trong nước bọt có chứa chất bacteriolysin, một trong những hoạt chất quan trọng giúp phân giải hòa tan các loại vi khuẩn và vi rút gây hại.

Sự hoạt động của nước bọt cũng là chất xúc tác mạnh mẽ giúp cuốn trôi và đánh bay các mảng bám thức ăn ẩn sâu trong khoang miệng. Nếu không có nước bọt “dọn dẹp” vệ sinh, các vết bẩn sẽ là môi trường lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi nảy nở trong miệng bạn đấy. Trong nước bọt chứa một hoạt chất giúp vết thương nhanh chóng khép miệng, nhanh lành vết bỏng Nước bọt còn có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau bỏng da. Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin. Các nhà khoa học cũng nhận định, theo thuyết tiến hóa con người có một cách tự nhiên để chữa lành vết thương của mình đó là ngậm nước bọt vào đó. Vì thế chúng ta thường thấy, khi bị ong chích, gai đâm hoặc đứt tay, nhiều cụ già ở các vùng quê thường ngậm vết thương một lúc mới nhả ra.

Ngăn ngừa lão hóa và ức chế tế bào ung thư

Điều khó tin này là một bằng chứng khoa học vượt bậc cho thấy nước bọn thần kỳ hơn ban nghĩ. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy trong nước bọt chứa các hooc-mon và IgA giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa sự lão hóa suy thoái của các tổ chức cơ thể, củng cố hệ miễn dịch tăng cường các kháng thể cho con người. Đáng kinh ngạc hơn, nước bọt đã bắt đầu được ghi nhận có khả năng làm ức chế tế bào ung thư ẩn náu trong cơ thể người. Đó chính là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản. Họ cho rằng, trong nước bọt có nhiều IgA và các hooc-mon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào kéo dài tuổi thọ và làm suy giảm các tế bào ung thư đang hình thành.

Để mang lại hiệu quả tích cực đó, các chuyên gia khuyên khi ăn cơm bạn nên nhai chậm và kĩ. Lúc này, nước bọt sẽ thẩm thấu vào thực phẩm và đi vào bên trong các cơ quan nội tạng Trong quá trình di chuyển, nước bọt sẽ sản sinh ra các lợi khuẩn và chiến đấu với các gốc tự do và tế bào ung thư

Các nhà khoa học trên thế giới cũng nhận định. Mỗi buổi sáng, nếu có thể bạn nên nuốt nước bọt của chính mình vì lúc này chúng chứa rất nhiều lợi khuẩn. Trong các bữa ăn, có thể ăn thêm các món giúp kích thích sản sinh nước bọt như món chua, cay nóng. Hãy thường xuyên giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để nước bọt luôn được thanh khiết giúp nuôi sống cơ thể của chúng ta bạn nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật