Cẩm nang hữu ích dành cho bạn khi đột ngột bị hạ đường huyết

"Quy luật 15" khi xử trí hạ đường huyết: ăn 15g đường và đo lại đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn còn < 70 mg% thì lặp lại 1 lần nữa.

Theo BS.CKII Trương Thị Vành Khuyên - Khoa Nội tiết bệnh viện Nhân Dân 115, mục tiêu điều trị đái tháo đường là làm giảm đường huyết bằng hoặc gần bằng với người bình thường. Tuy nhiên, nếu giảm đường huyết quá thấp thì sẽ bị hạ đường huyết.

Các triệu chứng khi bệnh nhân bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là khi bệnh nhân có triệu chứng như nhức đầu đổ mồ hôi run rẩy đói bụng mau quên chóng mặt cộc cằn… kèm theo mức đường huyết dưới 70 mg/dl. Trường hợp nặng hơn của hạ đường huyết là khi phát hiện bệnh nhân nằm hôn mê hoặc lơ mơ, khi được hỏi thì không biết gì.

Bác sĩ Khuyên cho biết: trường hợp hạ đường huyết bị lặp đi lặp lại nhiều lần thì bệnh nhân sẽ dễ rơi vào tình trạng hạ đường huyết không nhận biết.

Những người có nguy cơ bị hạ đường huyết không nhận biết: người ngủ thấy ác mộng tỉnh dậy thấy mệt đau đầu nhiều, ướt mồ hôi người say rượu người giàbiến chứng tai biến mạch máu não dùng một số thuốc như thuốc an thần người đã từng hạ đường huyết nhiều lần… Có rất nhiều tác hại khi hạ đường huyết như: tăng chi phí điều trị, gây hoảng sợ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chất lượng điều trị khiến bệnh nhân phải nhập viện kéo theo nhiều bệnh khác như nhiễm trùng bệnh viện… Nếu không được kịp thời bổ sung đường, người bị hạ đường huyết có thể bị tổn thương não không phục hồi, ảnh hưởng đến trí nhớ Đối với tim mạch, hạ đường huyết có thể gây loại nhịp. Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ tử vong khi bị hạ đường huyết khoảng từ 2%-10%.

Vậy cách xử trí khi bị hạ đường huyết như thế nào? Giải pháp đơn giản nhất khi đo đường huyết thấy thấp là phải ăn/uống những món có đường. Đối với bệnh nhân còn tỉnh táo, còn ăn được thì có thể ăn 1 phần ăn 15g đường như kẹo, 1 muỗng cà phê đường, nửa lon nước ngọt và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu như đường huyết còn thấp thì lặp lại 1 lần tương tự như vậy. Nếu đường huyết ổn định thì theo dõi tiếp. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện thì phải cho nhập viện.

Bên cạnh đóm hãy nhớ "Quy luật 15" khi xử trí hạ đường huyết: khi bị hạ đường huyết sẽ ăn 15g đường và đo lại đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn còn < 70 mg% thì lặp lại 1 lần nữa. Bệnh nhân phải theo dõi và xử trí hạ đường huyết tiếp tục trong vòng 3-7 ngày sau đó.

Tuy nhiên, 'đối với bệnh nhân hôn mê, không thể ăn được thì người nhà không được cố gắng đút cho bệnh nhân vì sẽ gây sặc trên đường thở, dẫn đến tử vong không thể cứu kịp' - Bác sĩ Khuyên cảnh báo.

Nên xác định nguyên nhân hạ đường huyết (do uống rượu bia say, do chích sai hoặc uống thuốc do bỏ ăn hoặc ăn trễ…) để điều chỉnh lại, tránh để hạ đường huyết tiếp tục tái phát.

Để phòng ngừa hạ đường huyết, cần tuân thủ 3 nguyên tắc: kiểm tra đường huyết thường xuyên ăn uống điều độ và luôn mang theo kẹo bên người.

Đối với bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết thì không nên đưa đường huyết xuống quá thấp. Mục tiêu đường huyết sẽ khác nhau ở mỗi người như đối với người trẻ thì mục tiêu sẽ chặt chẽ hơn, người trên 70 tuổi không nên kiểm soát đường huyết quá chặt chẽ, những người không tự kiểm soát được bản thân tai biến mạch máu não suy gan suy thận hoặc đang bệnh nặng, không ăn được thì không nên hạ đường huyết quá thấp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật