Thoái hóa khớp cổ chân: Người bệnh dễ tàn phế nếu chủ quan

Hiện nay, các bệnh về khớp, thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân (THKCC) nói riêng trở nên phổ biến, đặc biệt là với người cao tuổi. Đây là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn.

Bệnh tiến triển chậm nhưng lại gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.

  Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân.

Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân.

Vì sao bị THKCC?

Khớp cổ chân là một trong những khớp chịu tác động mạnh của lực nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể và liên quan tới hoạt động co, duỗi, đứng và đi lại. THKCC là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy (dịch khớp giúp bôi trơn) làm giảm ma sát khi khớp vận động.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, trong đó quan trọng nhất là tuổi tác. Bởi theo thời gian, tuổi càng cao thì xương khớp sẽ diễn ra một quá trình thoái hóa khớp tự nhiên.

Hơn nữa tổng thời gian đi lại quá nhiều đồng nghĩa với sự tác động nhiều vào sụn khớp cổ chân, thời gian dài khớp cổ chân bị tác động cũng chính là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn khớp ở cổ chân gây nên thoái hóa.

Ngoài ra, THKCC còn do bị biến dạng khớp bẩm sinh hoặc đã từng mắc các bệnh về khớp như trật khớp, chấn thương khớp (do tai nạn giao thông do chơi thể thao), chấn thương dây chằng khớp viêm khớp dạng thấp viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc do bệnh gút

THKCC cũng hay gặp ở người thừa cân béo phì từ tuổi trưởng thành cho đến lúc có tuổi hoặc chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm liền (công nhân bốc vác) làm tăng tác động vào khớp cổ chân khiến khớp cổ chân bị thoái hóa và ngày càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống quá nhiều stress liên tục, kéo dài chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý làm cơ thể giảm khả năng miễn dịch làm tăng nguy cơ bị viêm khớp cũng là nguyên nhân gây THKCC.

Biểu hiện và hậu quả của THKCC

Thời gian đầu, người bệnh có thể sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh (do viêm nhiễm) mệt mỏi có thể thấy sưng đỏ đau khớp cổ chân hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm.

Nếu sờ nắn xung quanh khớp cổ chân, mắt cá sẽ thấy đau nhất là khi di chuyển thấy đau nhiều hơn. Các cơn đau nhói có thể xảy ra bất chợt hay khi gắng sức hoặc ấn vùng khớp hoặc khi bị va đập nhẹ.

Mức độ các cơn đau dao động từ nhẹ đến nặng, tăng trong quá trình vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Lý do gây đau nhức, khó chịu và khó khăn trong di chuyển đi lại, vận động, chạy là khi sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương cọ xát vào nhau.

Những đau đớn này làm giảm biên độ hoạt động của khớp cổ chân, kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bệnh teo cơ và trong một số trường hợp còn có thể gây biến dạng xương. THKCC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, người bệnh đau nhức khó chịu, hạn chế vận động như chạy, nhảy, đi lại.

Không tự ý điều trị khi bị THKCC

Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm từ khi còn trẻ. Phần lớn người cao tuổi bị THKCC do chủ quan hoặc ngại đi khám bệnh hoặc do không có điều kiện nên không được điều trị hoặc điều trị muộn dẫn đến bệnh ngày càng nặng thêm hoặc bị biến chứng.

Vì vậy, khi bị THKCC cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị THKCC đối với người cao tuổi là dùng thuốc giảm đau với nhiều hình thức khác nhau (uống, tiêm, thoa ngoài da) hoặc có thể kết hợp xoa bóp châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu

Tuy nhiên dùng thuốc gì cần phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị, bởi vì thuốc giảm đau trong điều trị khớp có nhiều tác dụng phụ, trong đó có một số thuốc chống chỉ định với một số người bệnh có các bệnh khác kèm theo (tăng huyết áp hen suyễn đái tháo đường ).

Khi bị THKCC người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng chỉ tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập.

Với người cao tuổi có những cơn đau khớp cổ chân dữ dội, ngoài dùng thuốc có thể chườm lạnh giúp giảm đau và sưng khớp (chườm 20 phút mỗi lần và lặp lại sau 2-3 giờ trong mỗi ngày).

NCT nên thường xuyên đi bộ để phòng thoái hóa khớp cổ chân.

NCT nên thường xuyên đi bộ để phòng thoái hóa khớp cổ chân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng bệnh, khi ngoài 40 tuổi nên chú ý việc sinh hoạt và luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, bơi. Người cao tuổi nên vận động nhẹ nhàng, cẩn thận khi đi lại tránh vấp, ngã, gập cổ chân hoặc chấn thương cổ chân, nhất là người cao tuổi có sức khỏe tốt muốn chơi một số môn thể thao như cầu lông, chạy,...

Hạn chế mang vác nặng khiến cho cổ chân phải chịu một khối lượng lớn dễ dẫn đến thoái hóa khớp Chế độ dinh dưỡng thích hợp với tuổi tác trong các bữa ăn chính (ăn nhiều rau củ, quả, đậu đỗ), bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho khớp, đặc biệt là vitamin A, B, C và uống đủ lượng nước hàng ngày. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì Bệnh nhân cũng nên thường xuyên đi khám định kỳ để biết tình trạng khớp của mình và biết cách phòng tránh kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật