Mách nhỏ những thực phẩm được xem là dược thiện với người axit uric máu cao

Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường, số lượng những người có axit uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.

Một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống axit uric trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Có thể dẫn ra một số dược thiện thông dụng như sau:

Đậu đỏ: Còn gọi là xích tiểu đậu tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Sách Bản thảo cương mục viết: “Xích tiểu đậu hành tân dịch, lợi tiểu tiện, tiêu chướng trừ thũng”. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút

Lê và táo: Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước sinh tố muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mạn tính.

Bắp cải: Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.

Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết Sách Trấn nam bản thảo cho rằng nam qua (bí đỏ) có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị tăng huyết áp rối loạn lipid máu béo phì và tăng axit uric trong máu.

Ngoài ra, người có axit uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt cà chua măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy hành tây mía chuối cam quýt, đào, anh đào, mơ hạt dẻ Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm như phủ tạng động vật (gan thận não, tuỵ...), thịt lợn, dê, bò, cừu, gà, vịt, ngan, ngỗng, hun khói chim cút cá chép cá chạch, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt rau câu đậu Hà Lan nấm biển đậu... và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê rượu hạt tiêu, hồi, quế ớt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật