Đông y chữa bệnh ở hầu - họng hiệu quả ít người biết đến

Đông y có rất nhiều bài thuốc khác nhau điều trị chứng viêm hầu họng. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng, hoặc đã dùng có kết quả tốt...

Cách chia bệnh lý tai mũi họng theo đông y

Theo Đông y, bệnh tai, mũi, họng chia thành ba khoa riêng biệt:

Chứng tai ù, tai điếc thuộc thậngan thận khai khiếu ra tai gan bốc hỏa làm tai ù, bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Mũi thuộc chứng bệnh ở phế (phổi) và thận, phế khai khiếu ở mũi, thận âm kém làm tổn thương tân dịch sinh ra chứng ho hen suyễn

Yết hầu, họng thuộc phế và hệ tiêu hóa Các chứng bệnh này thường có nội nhân và ngoại nhân khác nhau. Nội nhân là do tổn thương phủ tạng. Ngoại nhân thường do thời tiết khí hậu, bệnh thường xuất hiện về mùa thu đông, hoặc đông xuân. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu các chứng bệnh thường gặp ở yết hầu - họng và phương pháp điều trị.

Đông y cho rằng yết hầu là cái cửa để thở và ăn uống, là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Mục thiên ưu tuệ vô ngôn sách Linh khu nói: “Họng là đường đi của đồ ăn thức uống. Hầu là nơi khí đi lên đi xuống, thở ra hít vào, hội yếm là cái cửa của tiếng nói”. Hầu (khí quản) ở phía trước, họng (thực quản) ở phía sau.

Họng là một tổ chức cơ mềm kết thành, có tác dụng co thắt để đưa thức ăn xuống vị (dạ dày). Hầu là một tổ chức sụn kết thành là một thông đạo của khí, có tác dụng đưa khí lên xuống, phát ra tiếng nói nhờ một màng mỏng gọi là hội yếm. Trên họng có một miếng thịt nhỏ thọng xuống gọi là huyền ung, hay đế đỉnh, lưỡi gà, để làm nhiệm vụ đóng mở khi ăn, uống, khi thở, khi nói. Đó là nhận thức của người xưa về yết hầu và họng.

Về kinh lạc mà nói: Yết hầu và họng ở vị trí xung yếu trong cơ thể, là nơi hội tụ của các kinh mạch như: Thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương tiểu trường kinh, túc thái âm tỳ kinh, túc thiếu âm thận kinh, túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh và nhâm mạch.

Các vị thuốc trong bài Hoàng liên giải độc thang.

Các vị thuốc trong bài Hoàng liên giải độc thang.

Nguyên nhân sinh bệnh ở yết hầu, họng: Do cảm nhiễm phong hàn, táo nhiệt, chướng khí, dịch độc (vi khuẩn), do tổn thương âm dịch ở thận, hư hỏa bốc lên làm đau họng khản tiếng do ăn uống nhiều thức ăn kích thích, chiên xào, rượu bia cay nóng hút thuốc làm cho nhiệt tích lại sinh hỏa, hỏa bốc lên mà sinh bệnh.

Những chứng bệnh thường gặp ở yết hầu, họng

Chứng đau yết hầu, họng: Bệnh nhân thấy khó thở vùng họng sưng đỏ, hoặc có màu hồng, sốt nhẹ. Bệnh thường do ngoại cảm phong hàn, hoặc do âm hỏa vượng, do nói nhiều, ăn nhiều chất cay nóng.

Chứng mụn nhọt trong họng: Thường mọc bên ngoài cửa họng hoặc một bên cửa họng, sưng đau sốt, sợ lạnh mụn nhọt lan tỏa đau nhức có khi đau lan tỏa lên đầu và tai. Khi mủ vỡ loét, ăn uống khó khăn, người mệt mỏi Bệnh thường do phong nhiệt, đàm hỏa tích tụ lâu ngày ở phế và vị sinh ra.

Chứng Nhũ nga: Bệnh này thường phát ra ở vùng hạnh nhân (amidan) hai bên họng, sưng lên thành cục hình như con tằm mới có tên gọi Nhũ nga. Nếu sưng một bên gọi là đơn Nhũ nga, nếu mọc cả hai bên gọi là song Nhũ nga. Bệnh mới phát sưng to, chỗ sưng có màu đỏ hồng, sốt, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô, mạch sác hữu lực, nếu bệnh nặng thì sốt cao, nổi hạch ở mang tai, vùng sưng nổi lên màng trắng, nếu vỡ ra gọi là lạn hầu nga. Nếu mọc về bên trái là bệnh từ kinh tâm phát ra, nếu mọc về bên phải là bệnh từ kinh phế phát ra. Khi điều trị cần chú ý điều này. Bệnh phát ra một bên là nhẹ, phát ra cả hai bên là nặng, bệnh có hư chứng và thực chứng.

Chứng Tỏa hầu phong: Họng sưng đỏ, lưỡi gà thọng xuống như bị khóa lại, thức ăn nuốt không xuống, thở khó khăn, đau nhức trong họng, sắc mặt xanh nhợt, khi thở bệnh nhân phải co thắt ngực lại mồ hôi trán dầm dề, tay chân lạnh. Bệnh sinh ra phần nhiều thuộc người nghiện rượu nội nhiệt tích lại lâu ngày, làm động hỏa sinh đờm Bệnh phát sinh đột ngột gọi là cấp tỏa hầu phong thường dễ tử vong Bệnh phát ra từ từ gọi là mạn tỏa hầu phong có thể chữa được nhưng kết quả tỷ lệ thấp.

Điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh ở hầu, họng có nhiều phương pháp: Uống trong, bôi ngoài, xông, súc rửa, châm cứu.

Uống trong

Đau hầu họng do cảm phong hàn: Ngạt mũi, nặng tiếng, sốt nhẹ, sợ gió, mình rét, không có mồ hôi đau đầu mạch phù sác, họng đau, hơi sưng, nuốt khó.

Điều trị: Sơ giải biểu tà.

Bài thuốc:“Kinh phòng bại độc tán”: Kinh giới 12g, phòng phong 8g, khương hoạt 16g, độc hoạt 12g sài hồ 12g, cát cánh 3g, tiền hồ 8g xuyên khung 8g, chỉ xác 8g nhân sâm 12g phục linh 12g, cam thảo 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Kinh dương minh vị (dạ dày) tích nhiệt: Cổ họng sưng đỏ, đau nhức, sốt cao, đại tiện táo bón mạch tả thốn, hữu quan hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh vị nhiệt.

Bài thuốc: “Lương cách tán” kết hợp với bài “Thừa khí thang”: Đại hoàng 8g, mang tiêu 8g, chi tử 4g cam thảo 8g, hoàng cầm 4g, liên kiều 10g bạc hà 4g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Cảm nhiễm thời khí dịch độc (truyền nhiễm) kết hợp với hỏa ở phế (phổi) và vị xông lên: Họng ngứa đau, họng khô, sưng đỏ, ăn uống nuốt không được, thích uống nước mát, mạch hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc: “Thanh yết lợi cách thang”: thăng ma 12g, huyền sâm 12g, cát cánh 12g cam thảo 6g, phục linh 12g hoàng liên 6g, liên kiều 12g, hoàng cầm 6g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 8g bạch thược 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Các chứng Hầu ung, Nhũ nga lúc bệnh mới phát.

Điều trị nên dùng phương pháp tân lương sơ tán. Bài thuốc:“Kinh phong bại độc tán” đã ghi ở phần trên. Hoặc dùng bài “Ngưu bàng thang”: ngưu bàng tử 12g, thăng ma 12g, huyền sâm 12g, phù bình 12g, cát cánh 12g, cam thảo 6g thiên hoa phấn 12g, gia hoàng liên 6g, xạ can 8g sơn đậu căn 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Nếu bệnh nhân mắc chứng hầu ung tùy chứng trạng của bệnh nhân dùng một trong 2 bài trên gia giảm: Quy vĩ 12g đào nhân 8g, thích tạo giác 12g xích thược 6g, xuyến thảo 8g. Nếu biểu tà đã giải mà nhiệt độc còn nặng dùng bài “hoàng liên giải độc thang”: Hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g hoàng bá 12g, chi tử 8g. Gia giảm: Sinh địa 12g, tri mẫu 12g, đan bì 8g, liên kiều 12g, lô căn 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Chứng lạn hầu đan sa: Phần nhiều nhiệt tà (vi khuẩn) uất ở phần khí. Khi hỏa đã vào phần dinh (vào huyết).

Điều trị: Thanh dinh giải độc.

Bài thuốc: “Hắc cao thang”: Sinh địa 16g, đạm đậu xị 12g, cương tàm 16g, xích thược 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g, cam thảo sống 6g, liên kiều 12g, xuyên bối mẫu 8g, phù bình 12g, thạch cao16g, thạch hộc 16g bạch mao căn 20g, lô căn 20g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Châm huyệt nội quan trị bệnh tai mũi họng ở giai đoạn cấp tính.

Châm huyệt nội quan trị bệnh tai mũi họng ở giai đoạn cấp tính.

Châm cứu

Khi bệnh đang ở thời kỳ cấp tính, họng sưng đỏ đau, nghẹt thở, nói không ra tiếng thuốc nước uống nuốt không vào, cần phải khai quan gấp, dùng phương pháp châm rất hiệu nghiệm, dùng kim tam lăng chích vào huyệt thiếu thương ở cả hai tay, nặn cho ra ít máu để hạ nhiệt giảm đau

Hoặc tả châm hai huyệt nội quan, vê kim và lưu kim 30 phút. Nếu bệnh nặng quá có thể châm thêm hai huyệt hợp cốc thâu lao cung, để giải quyết bệnh tình đang nguy kịch.

Chích mủ

Nếu bệnh nhân mắc chứng nhũ nga làm mủ thì có chích mủ (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện). Chú ý: Nếu bệnh nhân mắc chứng bạch hầu, lạn hầu đan sa, lạn nhũ nga thì cấm chích mủ.

Bôi ngoài

Bài “Nhị tiên tán”:  Đảm sa 4g, cương tàm 12g, tán bột mịn, thổi vào các vết loét.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật