Đông y Thiệu Khang Đường: Trị tận gốc viêm họng mạn tính

​Theo Đông y nghiên cứu, nếu trong phế có nhiệt thì viêm họng cấp sẽ dễ dàng bị đi bị lại, dùng kháng sinh chỉ khỏi đợt cấp nhưng không thể điều trị tận gốc nên bệnh tái phát nhiều lần gây nên những tổn thương mạn tính và các biến chứng nguy hiểm.

Để điều trị triệt để viêm họng mạn tính, cần phải điều trị tận gốc các ổ viêm nhiễm, bài trừ các vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Và bài thuốc “đào thải ổ viêm” do Đông y Thiệu Khang Đường bào chế chính là “vũ khí” chống lại viêm họng mạn tính.

Kháng sinh kháng khuẩn nhưng không kháng được tái phát 

Thống kê gần đây của Bộ Y tế cho thấy, cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% bị viêm họngviêm amidan cấp; 3,1% bị viêm phế quản… viêm họng nhìn chung đều có triệu chứng đau họng khó nuốt amidan sưng đỏ, đờm và ho nhiều. Ho có thể kéo dài, ho liên tục một lúc. Bệnh nhân còn cảm thấy cổ họng bị khô và ngứa rát.  Với viêm họng hạt bằng mắt thường có thể thấy thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ màu trắng, đỏ như hạt đỗ, hạt ngô mọc nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ làm cho niêm mạc họng sưng lên. Còn viêm amiđan hốc mủ (bã đậu) thường làm cho các hốc amidan sưng to, chèn ép thành họng  gây cho bệnh nhân cảm giác vướng vúi đau rát, ho đờm và nuốt khó khăn. 

Thông thường viêm họng không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời viêm họng kéo dài lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa dẫn tới bị thủng màng nhĩ viêm phế quản viêm thanh quản viêm phổi nặng, viêm ngoài màng tim thấp tim viêm cầu thận cấp, nguy hiểm hơn nữa là ung thư vòm họng… 

Do chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh học và các phương pháp điều trị mà hầu hết mọi người khi bị viêm họng cảm cúm thường ra ngoài hiệu thuốc mua các thuốc kháng sinh giảm đau chống viêm... mà không biết rằng có đến 60-80% nguyên nhân gây bệnh viêm họng viêm amidan ban đầu là do virus chỉ có 10% nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn mà không có tác dụng đối với virus, chính vì vậy bệnh thường tái đi, tái lại nhiều lần và ngày càng nặng lên. Mặt khác, việc lạm dụng kháng sinh khiến cơ thể nhờn thuốc gây nên hiện tượng “ kháng kháng sinh” ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh càng  trầm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, bệnh viêm họng mạn tính không khỏi còn do hai khả năng: bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ (về liều lượng, thời gian dùng thuốc chế độ kiêng khem,...), hoặc bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng mà không tìm ra căn nguyên gây bệnh.

Chẳng hạn, một số bệnh nhân viêm amidan hốc mủ, đến khám chỉ để điều trị viêm họng mạn tính, nhưng sau khi bác sĩ kiểm tra, khám còn phát hiện thêm nguyên nhân gây bệnh còn do các bệnh lý: trào ngược thực quản viêm xoang mũi,…mà trước đó bệnh nhân không chú ý điều trị dứt điểm.

Lại có bệnh nhân đến khám viêm họng trong tình trạng thường xuyên bị ù tai khó thở mất ngủ …mà không hề biết rằng đây chính là những biến chứng do viêm họng gây ra.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật