Các thuốc gây giảm vị giác phải đặc biệt chú ý khi sử dụng

Một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm giảm vị giác. Nhờ lưỡi “nếm” mà chúng ta biết được các vị mặn, ngọt, chua, đắng... và nhờ đó biết được mùi vị của thức ăn, nước uống.

Tìm hiểu về giảm vị giác

Giảm vị giác là tình trạng lưỡi giảm cảm giác nhận biết các vị, có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hay kéo dài, bị suy giảm một phần hay toàn bộ.

Vị giác, một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể, là khả năng nhận biết vị của lưỡi. Giữa vị giác và khứu giác có mối quan hệ với nhau. Nhờ lưỡi “nếm” mà chúng ta biết được hương vị khác nhau của các loại thức ăn, nước uống… Khi vị giác bị suy giảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và thường gây ra tâm lý lo lắng.

Lưỡi nhận biết vị nhờ các phân tử vị gắn kết lên thụ thể nụ vị giác

Lưỡi nhận biết vị nhờ các phân tử vị gắn kết lên thụ thể nụ vị giác

Nguyên nhân:

Giảm vị giác là một tình trạng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây ra:

Chấn thường đầu: gây tổn thương dây thần kinh mặt số VII và dây thần kinh thiệt hầu số IX, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các tế bào thần kinh vị giác ở lưỡi.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm phế quản viêm amidan… cũng gây ra giảm vị giác.

Các bệnh lý ở răng miệng: viêm lợi viêm răng khô miệng… ảnh hưởng khả năng nhận biết vị của lưỡi.

Cảm, cúm do nhiễm virút: người bệnh cảm thấy thức ăn trở nên “nhạt” do lưỡi giảm khả năng nhận biết vị.

Các bệnh lý gây rối loạn hệ thống nội tiết (bệnh đái tháo đường suy giáp hội chứng Cushing.) thường gây ra biến chứng giảm vị giác.

Thiếu vitamin B3 (niacin) và kẽm có thể gây mất vị hoặc thay đổi vị giác.

Tuổi tác: khả năng nhận biết vị của lưỡi bị suy giảm với người > 60 tuổi.

Lối sống: hút thuốc hay uống rượu nhiều béo phì

Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ làm giảm vị giác…

Các thuốc làm giảm vị giác

Thuốc là một trong những nguyên nhân giảm vị giác. Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ giảm vị giác, khi được sử dụng trong một thời gian dài.

Cơ chế tác động:

Lưỡi nhận biết vị nhờ các phân tử vị gắn kết lên thụ thể nụ vị giác (các tế bào thần kinh vị giác) trên bề mặt của niêm mạc lưỡi và truyền tín hiệu lên não. Một số loại thuốc ức chế quá trình này, ngăn chặn sự gắn kết các phân tử vị lên các thụ thể của tế bào thần kinh vị giác, gây ra tác dụng phụ giảm vị giác.

Những thuốc làm giảm vị giác:

Sau đây là các loại thuốc thường gây ra tác dụng phụ giảm vị giác:

Thuốc kháng sinh (Ciprofloxacin, Levofloxacin, Metronidaxole, clarithromycin…): thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị do nhiễm khuẩn gây ra (viêm phổi viêm xoang thương hàn…), giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Khi sử dụng các thuốc kháng sinh này trong một thời gian dài, khả năng nhận biết vị của lưỡi bị suy giảm.

Thuốc chống trầm cảm (Amitryptyline, Fluoxetine): được sử dụng trong điều trị trầm cảm rối loạn lo âu khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra tác dụng phụ giảm vị giác.

Thuốc kháng virút (Acyclovir, Zidovudine…) thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do virút gây ra (herpes viêm gan siêu vi B…) Các thuốc này làm giảm khả năng nhận biết vị của lưỡi khi sử dụng trong một thời gian dài.

Nhóm thuốc chống co giật (Carbamazepin, phenytoin, valproic acid…): thường được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh Khi sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn vị giác

Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra tác dụng phụ giảm vị giác: thuốc cao huyết áp (Amlpdipin, Captopril…) thuốc kháng viêm NSAIDS (Etodolac, Ketoprofen…), thuốc kháng histamin (Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin, loratadin…)…

Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện tình trạng giảm vị giác, người bệnh cần nhanh chóng thông báo kịp thời cho cho thầy thuốc, để có hướng xử lý thích hợp, bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ giảm vị giác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật