Một số loại thuốc gây giảm thính lực nên chú ý khi sử dụng
Qua nhiều nghiên cứu về tác dụng không có lợi của thuốc người ta thấy có rất nhiều nhóm thuốc gây suy giảm sức nghe, đặc biệt ở người lớn tuổi phải sử dụng thuốc thường xuyên. Trong hầu hết các trường hợp, suy giảm sức nghe xảy ra khi thuốc tác động gây tổn thương ốc tai.
Những thuốc gây suy giảm sức nghe thường có xu hướng diễn biến rất nhanh. Triệu chứng khởi phát bao giờ cũng là ù tai và chóng mặt Thính giác thường trở lại bình thường sau khi ngưng dùng thuốc, nhưng cũng có một số loại thuốc có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai trong.
Điều này dẫn đến mất sức nghe vĩnh viễn ngay cả khi ngưng dùng thuốc. Các loại thuốc thông thường có thể gây mất thính giác:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Aspirin là thuốc trong nhóm chống viêm không steroid dùng để hạ nhiệt giảm đau và kháng viêm. Khi dùng liều lượng lớn (8 đến 12 viên mỗi ngày) sẽ ức chế cyclooxydase 1 (COX1), ức chế sinh tổng hợp một số loại prostaglandin khác, dẫn đến làm giảm tiết các chất bảo vệ (chất keo natri bicarbonat), tăng tiết dịch vị gây viêm loét dạ dày - tá tràng; giảm máu đến dạ dày
Nhiều nghiên cứu cho thấy aspirin có thể gây ù tai và suy giảm sức nghe. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn này có thể sẽ hết nếu ngừng dùng thuốc.
Tương tự, ibuprofen và naproxen được sử dụng để làm giảm đau khi bị do các bệnh như nhức đầu đau răng đau bụng kinh đau nhức cơ bắp, hay viêm khớp thuốc cũng được dùng để hạ sốt và giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có thể tác động lên một số hệ thống các dây thần kinh trong đó có dây thần kinh thính giác, gây ù tai và suy giảm sức nghe.
Cần kiểm tra thính lực khi dùng các thuốc có nguy cơ cao gây suy giảm sức nghe.
Một số kháng sinh
Đặc biệt là aminoglycosid (như gentamicin streptomycin và neomycin). Các phản ứng phụ liên quan đến thính giác từ những loại kháng sinh này phổ biến nhất ở những người bị bệnh thận hoặc những người đã có vấn đề về tai hoặc sức nghe.
Thuốc gây rối loạn về thính giác như: tiền đình bị nhiễm độc trước ốc tai, chóng mặt, mất điều hòa rung giật nhãn cầu Rối loạn ốc tai nghiêm trọng hơn, xảy ra trong quá trình dùng aminoglycosid hoặc sau khi dùng thuốc vài tuần, vài tháng (ù tai rồi mất thính lực tổn thương không hồi phục).
Đặc biệt, tổn thương có thể xảy ra nghiêm trọng hơn trong các trường hợp bệnh nhân đã dùng một loại aminoglycosid trước đó hoặc thuốc gây độc cho thính giác (như furosemid, vancomycin), người cao tuổi suy thận đang có thai (độc cho thai) hoặc những người sẵn có bất thường về thính giác, dùng liều cao và kéo dài (quá 10 ngày).
Khi sử dụng các thuốc nhỏ tai thuộc nhóm này cho những người bị thủng màng nhĩ thuốc tác động trực tiếp lên ốc tai gây suy giảm thính lực không hồi phục kể cả khi dừng thuốc.
Thuốc lợi tiểu
Sử dụng để điều trị tăng huyết áp và suy tim chẳng hạn như furosemide (lasix) hoặc bumetanide khi dùng ở liều cao kéo dài, thuốc gây giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng gây ù tai, giảm thính lực có hồi phục.
Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây thiếu máu cục bộ ở não gây suy giảm thính lực vì vậy không dùng furosemid để điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi.
Thuốc trị ung thư
Bao gồm cyclophosphamide, cisplatin và bleomycin. Nhóm thuốc này gây độc cho tai: Tai bị độc do thuốc tích lũy và chủ yếu là dùng liều cao. Ù tai hoặc giảm thính lực là dấu hiệu của nhiễm độc tai thường hay được ghi lại trong các hồ sơ tác dụng không mong muốn của thuốc.
Ù tai thường tạm thời và kéo dài khoảng từ vài giờ đến 1 tuần sau khi ngưng thuốc. Mất thính lực thường ở một bên hoặc hai bên và xảy ra ở tần số 4.000 tới 8.000Hz.
Tần số và độ nghiêm trọng của các rối loạn về thính giác này gia tăng khi điều trị nhiều đợt lặp đi lặp lại và tổn thương có thể không hồi phục được. Vì vậy cần kiểm tra chức năng của tai để tránh cho tai bị ngộ độc. Nên làm thính đồ căn bản và theo dõi bệnh nhân định kỳ để phát hiện các tổn thương về mặt thính giác.
Như vậy, trên thực tế có rất nhiều thuốc khi dùng có thể gây tác động tổn thương cho sức nghe, nhất là khi sử dụng thường xuyên, vì vậy khi sử dụng cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Khi dùng thuốc nếu có biểu hiện bất thường nên dừng thuốc và gặp lại bác sĩ điều trị để xử lý đúng và kịp thời.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:04 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:09 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:05 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:09 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:04 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:02 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:00 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:05 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:04 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023