Tienam và một số thông tin cơ bản về sản phẩm bạn nên chú ý

Tienam được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn ổ bụng, đường hô hấp dưới, phụ khoa, nhiễm khuẩn máu, đường niệu dục, xương & khớp, da & mô mềm, viêm nội tâm mạc... Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Tienam và một số thông tin cơ bản

1. Thành phần

Imipenem, cilastatin Na.

Tienam và một số thông tin cơ bản

Tienam và một số thông tin cơ bản

2. Chỉ định/Công dụng

Nhiễm khuẩn ổ bụng đường hô hấp dưới phụ khoa nhiễm khuẩn máu đường niệu dục, xương & khớp, da & mô mềm viêm nội tâm mạc Nhiễm khuẩn hỗn hợp vi khuẩn ưa khí và kỵ khí. Điều trị dự phòng một số nhiễm khuẩn hậu phẫu.

3. Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Người lớn ≥ 70kg: 1-2 g/ngày, chia 3-4 lần, có thể tăng lên tối đa 4 g/ngày hoặc 50 mg/kg/ngày. Liều ≤ 500 mg, truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút, liều > 500 mg, truyền trong 40-60 phút. Người lớn < 70kg &/hoặc suy thận ClCr ≤ 70mL/phút/1.73m2: giảm liều (xem Thông tin kê toa chi tiết của nhà sản xuất).

Dự phòng hậu phẫu: truyền IV 1000 mg lúc khởi mê & 1000 mg vào 3 giờ sau đó. Bệnh nhi < 3 tháng tuổi (≥ 1500g): khuyến cáo trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ TKTW: < 1 tuần tuổi 25 mg/kg mỗi 12 giờ, 1-4 tuần tuổi 25 mg/kg mỗi 8 giờ, 4 tuần-3 tháng tuổi 25 mg/kg mỗi 6 giờ. Trẻ ≥ 3 tháng, < 40kg: 15-25 mg/liều/6 giờ. Không dùng trong viêm màng não

4. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần bất kỳ của thuốc

5. Thận Trọng

Dị ứng chéo 1 phần với kháng sinh họ β-lactam khác penicillin & cephalosporin. Các phản ứng nặng (kể cả phản vệ) đã được báo cáo. Không khuyến cáo dùng acid valproic/divalproex sodium chung với imipenem. Nếu cần thiết phải dùng Tienam, nên xem xét bổ sung thuốc chống co giật/động kinh khác. Sử dụng cẩn thận ở người bệnh có tiền sử bệnh lý ống tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng Phải nghĩ tới chẩn đoán viêm đại tràng có màng giả ở người bệnh bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Thận trọng ở bệnh nhân có bệnh hệ TKTW (tổn thương não, động kinh), tổn thương thận. Chỉ dùng trong thai kỳ nếu lợi ích cho mẹ vượt hơn nguy cơ cho bào thai. Imipenem đã được tìm thấy trong sữa mẹ nếu việc sử dụng Tienam thực sự cần thiết cho mẹ thì mẹ nên ngừng cho con bú khi dùng thuốc Không dùng cho trẻ bị nhiễm khuẩn TKTW vì nguy cơ co giật bệnh nhi < 30kg bị rối loạn chức năng thận (creatinine huyết thanh > 2mg/dL).

6. Phản ứng phụ

Hồng ban đau chai tại chỗ viêm tắc tĩnh mạch Nổi ban, ngứa, mề đay hồng ban đa dạng h/c Stevens-Johnson phù mạch nhiễm độc biểu bì hoại tử (hiếm) viêm da bong vảy (hiếm) nhiễm nấm candida sốt bao gồm sốt do thuốc và phản ứng phản vệ.

Buồn nôn, nôn tiêu chảy đổi màu men răng/lưỡi viêm đại tràng giả mạc Thay đổi huyết học tăng men gan ảnh hưởng thận, thần kinh giác quan

Tiêu chảy là một tác dụng phụ của thuốc

Tiêu chảy là một tác dụng phụ của thuốc

7. Tương tác

Làm giảm nồng độ acid valproic khi dùng Imipenem cùng với acid valproic/divalproex sodium. Không dùng với ganciclovir.

8. Phân loại (US)/thai kỳ

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi

9. Phân loại MIMS

Các beta-lactam khác [Other Beta-Lactams]

10. Phân loại ATC

J01DH51 - imipenem and enzyme inhibitor ; Belongs to the class of carbapenems. Used in the systemic treatment of infections.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật