Viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì để bệnh nhanh thuyên giảm?
Viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì
Nhóm kháng histamin H1
Các thuốc nhóm này không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamin nhưng thuốc có tác dụng hủy từng triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm các triệu chứng của VMDƯ. Loại thế hệ cũ thường dùng là chlopheniramin, alimemazin, promethazin, diphenylhydramin, dimenhydrinat, cinarizin...
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là điều ai cũng nên biết phòng khi cần
Thuốc có nhược điểm gây buồn ngủ rất bất tiện khi dùng ban ngày (không tập trung lao động học tập dễ bị tai nạn khi điều khiển máy móc, phương tiện giao thông). Loại thế hệ mới thường dùng là loratidin, acrivastin, fexofenadin... có ưu điểm là ít gây buồn ngủ hơn, thường dùng dạng uống thuốc cũng có dạng xịt phối hợp kháng histamin phenyltolaxamin với centoxonium chủ yếu dùng cho trẻ em Nếu chưa biết viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì, bạn nên ghi nhớ thứ thuốc này.
Nhóm gây co mạch
Loại thuốc uống: Các thuốc cường giao cảm dùng riêng lẻ (ephedrin) hay phối hợp trong thuốc cảm (pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamin) gây co mạch, giảm sung huyết phù nề ngạt mũi Tuy nhiên, cũng do tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ tăng huyết áp nhịp tim nhanh đánh trống ngực đau thắt ngực nhức đầu choáng váng khó ngủ chán ăn run chân tay. Không nên dùng cho người có những bệnh như tăng huyết áp đau thắt ngực do bệnh mạch vành cường tuyến giáp đái tháo đường
Loại thuốc nhỏ, xịt mũi: Là gợi ý hàng đầu viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì. Thường dùng naphazolin, xylomethazolin... Lúc đầu, do cơ chế cường giao cảm, có tác dụng co mạch tại chỗ, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi ngay, dễ chịu. Về sau hiệu quả kém dần hay không còn, trái lại còn gây nghẹt mũi trở lại (gọi là phản ứng dội ngược). Khi dùng liều cao và/hoặc lâu dài, một phần thuốc qua mạch máu niêm mạc mũi thấm vào bên trong, gây các tác dụng phụ toàn thân giống khi uống, vì vậy chỉ nên dùng liều vừa đủ, một đợt chỉ dùng nhiều nhất là 7 ngày.
Trẻ em rất nhạy cảm với naphazolin, xylomethazolin, dễ bị co thắt mạch máu gây hoại tử niêm mạc mũi; còn gây co thắt mạch máu ở tim não, da, đầu chi. Tuyệt đối không dùng hai loại thuốc này cho trẻ em.
Người bệnh cần sử dụng thuốc phù hợp thể trạng và chỉ dẫn
Thuốc làm săn niêm mạc mũi: Dung dịch natrichlorid 0,9% làm săn niêm mạc, gây co mạch, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi không độc, dùng cho người lớn và trẻ em bất cứ tuổi nào kể cả sơ sinh Bạn khỏi lo viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì.
Nhóm corticoid
Thường dùng fluticason, beclomethason, budesonid được bào chế thành dạng thuốc hít. Khi hít thuốc tạo thành những hạt nhỏ li ti bám vào niêm mạc mũi, chỉ với một liều không lớn (so với liều uống) vẫn có hiệu lực chữa bệnh tại chỗ. Một phần thuốc có thể theo niêm mạc mũi vào bên trong nhưng vì số lượng ít, lại bị gan hóa giải nên không gây độc toàn thân như khi uống hay khi tiêm. Cũng có trường hợp dùng corticoid hít không hiệu quả vì không dùng đủ thời gian hay vì nghẹt mũi mà thuốc không đến nơi cần thiết.
Corticoid hít ức chế việc lành vết thương, vì vậy chỉ được dùng khi các tổn thương đường hô hấp (xây xước, rách, phẫu thuật) đã hồi phục. Thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn vì thuốc ức chế miễn dịch làm bệnh nặng thêm. Dùng dạng hít lâu dài có thể bị gây bội nhiễm nấm Candida ở mũi, miệng (cần súc miệng, họng thật sạch sau khi hít hay dùng buồng hít để thuốc không đọng ở miệng, mũi). Không làm dây corticoid hít vào mắt (vì sẽ làm tăng nhãn áp đục thủy tinh thể). Không dùng corticoid hít trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi; riêng với beclomethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Corticoid hít có thể gây đau đầu viêm họng kích ứng mũi hắt hơi ho buồn nôn nôn chảy máu cam phát ban da, ngứa sưng mặt sốc phản vệ nhưng ít gặp. Không chỉ tìm hiểu viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì. Bạn cần biết dạng thuốc hít dùng kéo dài kèm theo corticoid uống cũng có thể bị ngộ độc toàn thân. Phải thận trọng khi phối hợp với corticoid uống (chỉ phối hợp liều uống vừa đủ, đợt ngắn). Corticoid uống gây hại thai nhưng dạng hít chưa thấy gây hiện tượng này, vẫn có thể dùng cho người có thai.
Có thể dùng thuốc dạng viên hoặc dung dịch
Nếu VMDƯ có bội nhiễm có thể dùng corticoid hít phối hợp kháng sinh song cần tính toán liều phối hợp cẩn thận để tránh corticoid làm giảm hiệu lực kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn nặng, cần tập trung dùng kháng sinh mạnh, sau khi khỏi bội nhiễm sẽ tiếp tục dùng corticoid.
Người bị VMDƯ không nên có thói quen dùng kháng histamin H1, thuốc co mạch liên tục (quá nhiều lần, quá số ngày qui định), để tránh độc, tránh tác dụng dội ngược làm cho viêm mũi nặng hơn, về sau rất khó điều trị. Trong số các thuốc trên, nên chọn corticoid hít dùng dự phòng, khi bị bệnh thì dùng sớm lúc còn nhẹ, dùng đủ thời gian cần thiết, bệnh sẽ ổn định. Nên viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì thì bạn phải tham khảo cách sử dụng thuốc sao cho phù hợp nhé.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:03 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:09 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:08 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:05 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:09 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:06 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:01 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:05 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:03 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023