Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trị táo bón

Táo bón là một triệu chứng của nhiều bệnh và cũng rất thường gặp. Đa số người cho rằng nó không phức tạp nên không quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng... Vì vậy khi có biểu hiện táo bón nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng, tránh việc lạm dụng thuốc nhuận tràng sẽ làm xấu đi tình trạng sức khỏe.

Vì sao bị táo bón?

Ai cũng có thể mắc táo bón và có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, như: do chế độ ăn ít vận động, ít uống nước bệnh lý toàn thân hoặc tổn thương thực thể tại ống tiêu hóa hoặc do tác dụng phụ của thuốc...

Điều trị và những lưu ý khi sử dụng thuốc chống táo bón

Sự lựa chọn thuốc chống táo bón cần được sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, dựa vào nguyên nhân gây táo bón như: đang mắc bệnh gì, loại thuốc đang uống… Ngoài việc điều trị căn nguyên, nếu táo bón do các nguyên nhân khác thì trước hết cần:

Thay đổi lối sống:

Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì có thể đề nghị bác sĩ cho dừng thuốc hoặc đổi thuốc khác; ăn thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày); tăng cường thể dục, vận động; tạo thói quen đi đại tiện theo giờ nhất định trong ngày.

Các loại thuốc được sử dụng:

Sử dụng dược phẩm để chống táo bón căn bản là các loại thuốc nhuận tràng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau. Tuy các loại thuốc này được bán khá phổ biến, giúp làm giảm bớt khó khăn khi đại tiện, nhưng các loại thuốc này cũng có những chỉ định và chống chỉ định. Do đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng loại thuốc nào.

Thuốc làm cho phân kết thành một khối: đó là các loại thuốc bột citrucel, konsyl, fiberall, metamucil; viên fibercon, fiberall; thuốc hạt serutan, perdiem fiber...  Tác dụng của thuốc là khi gặp nước nó sẽ nở ra, làm tăng thể tích phân và ngấm nước, tạo thành khối mềm trơn lỏng ở trong đại tràng và kích thích làm tăng nhu động ruột Các thuốc này được dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng cắt đoạn dạ dày

Thuốc làm mềm phân: Các thuốc này có tác dụng làm bề ngoài của phân ẩm trơn khiến việc đi đại tiện được dễ dàng. Thuốc thường dùng là docusate sodium, docusate sodium... Các loại dầu vaselin hoặc paraphin có tác dụng xổ cơ học và có tác dụng sau khoảng 6 giờ sử dụng. Trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc trước khi đi ngủ để phòng dịch trào ngược vào đường hô hấp

Thuốc tăng cường thẩm thấu: Tác dụng của thuốc là làm tăng áp lực thẩm thấu kéo theo nước vào trong lòng ruột từ đó làm tăng lượng nước trong phân giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài. Đại diện cho nhóm thuốc này là macrogol, thường dùng để chuẩn bị soi đại tràng, ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị táo bón mạn tính. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng tắc ruột ung thư trực tràng mất nước suy tim

Thuốc kích thích nhu động ruột: Đó là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau. Những thuốc xổ này không hấp thu ở ruột non chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân hủy bởi các vi khuẩn ở đại tràng nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột.

Thuốc tác dụng tại chỗ: Có thể dùng viên đạn nhét hậu môn (glucerine hoặc bisacodyl). Ngoài ra còn có thể sử dụng thụt tháo với các chất nhầy hoặc thụt tháo vi lượng. Các thuốc này gây kích thích phản xạ đại tiện tức thì, tuy nhiên không được dùng kéo dài.

Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến, gây khó chịu và có thể dẫn đến những bệnh lý hậu môn trực tràng. Do đó, bệnh nhân rất cần quan tâm phòng bệnh và đi khám để được điều trị. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng và theo chỉ định của bác sĩ, bởi nếu dùng không đúng, các loại thuốc này có thể gây ra các hậu quả sau:

- thuốc nhuận tràng khi dùng thường xuyên sẽ đưa ra khỏi cơ thể các vitamin hoặc khoáng chất trước khi các chất này được ruột hấp thụ; thuốc làm tăng sự bài tiết nước, sodium potassium trong cơ thể.

- Dùng lâu thuốc sẽ khiến cơ thể phụ thuộc thuốc, cơ ở ruột yếu, không hoạt động hữu hiệu. Khi ngừng sử dụng thuốc, tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Dùng quá nhiều, có thể gây tiêu chảy và có thể ảnh hưởng tới tác dụng của các thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng.

Việc sử dụng thuốc điều trị táo bón là cần thiết nhưng không phải là sự thay thế lâu dài. Biện pháp tốt nhất là cần có chế độ ăn uống sự vận động và tạo cho mình thói quen đại tiện mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật