Một số loại thuốc chống nấm mới và cách phòng ngừa bệnh nấm móng chân hiệu quả

Nấm móng chiếm gần một nửa số các trường hợp bệnh lý ở móng và gần 1/3 số trường hợp nhiễm nấm ngoài da. Ðây là một tình trạng bệnh lý không nguy hiểm nhưng diễn biến rất dai dẳng và khó điều trị.

Nấm móng rất hay xảy xa ở môi trường nóng ẩm, nhất là mùa hè, khi mùa mưa lũ đến nấm móng cũng thường xảy ra ở những người lớn tuổi, bị tiểu đường bị suy giảm miễn dịch hoặc tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng nấm sợi trên bề mặt da, đôi khi do các chủng nấm men. Nấm móng chân thường gặp hơn so với nấm móng tay và cũng khó điều trị hơn do móng chân phát triển chậm hơn.

Các thể nấm móng

Trên lâm sàng, nấm móng được chia làm 4 thể:

Nấm dưới móng ở ngọn và 2 bên móng: có 3 đặc điểm chính là dày sừng ở dưới móng, tiêu móng gây tách móng ra khỏi giường móng và viêm da quanh móng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nấm Trichophyton rubrum.

Nấm bề mặt móng: gây rối loạn màu sắc của móng (thường có màu trắng và đôi khi màu đen), nguyên nhân thường gặp là do nấm Trichophyton mentagrophytes và Interdigitale.

Nấm dưới móng ở gốc móng: thường gặp ở móng tay gây ra chủ yếu do nấm candida

Nấm móng có teo móng: thường có tổn thương tất cả các thành phần của móng và có xu hướng lan ra tất cả các móng. 

Ðiều trị thế nào?

Nếu không được điều trị, nấm móng rất hiếm khi tự khỏi, thường có xu hướng lan ra tất cả các cấu trúc giải phẫu của móng và lây lan sang các móng khác cũng như những người xung quanh. Ngoài ra, nấm móng còn có nguy cơ gây các nhiễm khuẩn thứ phát ở quanh móng, nhất là ở các bệnh nhân tiểu đường và bị suy giảm miễn dịch Việc điều trị nấm móng bao gồm các biện pháp cơ bản là phẫu thuật lấy bỏ móng và dùng thuốc chống nấm bôi tại chỗ hoặc uống. Các thuốc chống nấm mới ra đời trong thời gian gần đây đã cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị nấm móng nhờ có khả năng chống nấm mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc cũ như griseofulvin và ketoconazole

Một số thuốc chống nấm mới

Itraconazole: có hoạt phổ rộng trên cả nấm sợi nấm mennấm mốc Đợt điều trị kéo dài trong 12 tuần liên tiếp hoặc mỗi tháng 1 đợt trong 2 tháng với nấm móng tay và 3 tháng với nấm móng chân mỗi đợt 7 ngày liên tiếp. Cách dùng thứ hai hiệu quả tương đương nhưng ít tác dụng phụ hơn cách dùng thứ nhất. Các tác dụng phụ của thuốc xảy ra ở khoảng 3% số bệnh nhân, thường gặp nhất là đau đầu rối loạn tiêu hoá dị ứng thuốc và nhiễm độc gan

Thuốc không nên sử dụng ở những người có bệnh tim phụ nữ có thai, tránh dùng cùng với một số thuốc như astemizole, simvastatin, lovastatin midazolam cisapride, digoxin cyclosporine và phenytoin. Tỷ lệ điều trị thành công của thuốc khoảng 75% và tỷ lệ tái phát khoảng 21 - 27%.

Terbinafine: Dùng chủ yếu với các trường hợp nhiễm nấm sợi. Với các chủng nấm này, thuốc có hiệu quả cao hơn so với itraconazole. Thời gian điều trị trong 12 tuần với nấm móng chân. Tác dụng phụ khá ít gặp, chủ yếu là gây đau đầu rối loạn vị giác rối loạn tiêu hoá tăng men gan và nổi ban dị ứng Tránh sử dụng đồng thời terbinafine với các thuốc chứa caffeine cimetidine, cyclosporine, theophylline và rifampycin. Tỷ lệ điều trị thành công của thuốc khoảng 76% và tỷ lệ tái phát khoảng 3 - 20%.

Fluconazole: là thuốc chống nấm phổ rộng, tương đối ít tác dụng phụ và đặc biệt tốt với nấm candida Trong các trường hợp nấm móng do Candida, thuốc thường được dùng 1 lần/ tuần trong 2 - 3 tháng.

Các thuốc bôi tại chỗ: ciclopirox dưới dạng dung dịch sơn móng là thuốc mới được đưa vào sử dụng trong điều trị nấm móng từ năm 2000. Thuốc có hoạt phổ rộng trên nhiều loại nấm và vi khuẩn khả năng ngấm tốt vào tổ chức móng. Với thời gian sử dụng liên tiếp 48 tuần, thuốc có hiệu quả trong khoảng 29 - 36% số bệnh nhân, chủ yếu là các trường hợp bệnh nhẹ. 

Phòng ngừa bệnh nấm móng chân

Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet bởi đó đều là môi trường sống thích hợp giúp cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.

Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.

Thay tất mỗi ngày. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng như tơ nhân tạo. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển.

Luôn cắt tỉa móng chân gọn gàng, đều đặn.

Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Cần hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.

Đi giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật, sẽ rất dễ bị nấm móng.

Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật