Những cây thuốc chứa hợp chất berberin rất hữu dụng với bạn

Berberin được dùng nhiều để trị các bệnh đường ruột: viêm đại tràng, lỵ; bệnh gan mật: viêm gan vàng da; đau mắt do viêm màng kết mạc; bệnh ngoài da: viêm tai chảy mủ, nước ăn chân, ngứa do nấm...

Berberin là một hợp chất thuộc loại ancaloid có trong một số cây thuốc bản thân nó có màu vàng, vị rất đắng và có nhiều tác dụng sinh học quý như kháng khuẩn, kể cả vi khuẩn gram dương và gram âm; kháng virut, chống ung thư lợi mật, chống loét đường tiêu hóa hạ huyết áp; phòng ngừa xơ vữa động mạch hạ cholesterol máu và kháng một số nấm ngoài da...

Berberin được dùng nhiều để trị các bệnh đường ruột: viêm đại tràng lỵ; bệnh gan mật: viêm gan vàng da; đau mắt do viêm màng kết mạc; bệnh ngoài da: viêm tai chảy mủ, nước ăn chân, ngứa do nấm...

Hiện Berberin được bào chế dưới dạng viên nén để trị các bệnh viêm nhiễm nội tạng hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt thuốc bột bôi xoa trị lở, ngứa, nấm ngoài da. Để có Berberin người ta phải tiến hành chiết xuất, phân lập từ vàng đắng hoàng bá và các loài hoàng liên... Các dược liệu chứa hoạt chất berberin được sử dụng nhiều trong YHCT với tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc hoặc tư âm giáng hỏa…

Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., họ Tiết dê (Menispermaceae): là loại dây leo, ruột có màu vàng, vị rất đắng nên có tên gọi vàng đắng, thường thấy ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai... Thân và rễ chứa hợp chất berberin tới 3,5% và acid palmitic, sitosterol...

YHCT thường dùng rễ và thân cây trị các bệnh đường ruột: tiêu chảy lỵ trực khuẩn sốt vàng da sốt rét Ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Hoàng bá (Phellodendron amurense Rupr.), họ cam (Rutaceae): được nhập trồng ở Sa Pa và Hà Nội Vỏ thân chứa hợp chất berberin và palmatin, jatrorrhizin... Bộ phận dùng là vỏ thân (Cortex Phellodendri), khi dùng, cạo sạch lớp bẩn bên ngoài, thái phiến, sao vàng. Dùng dưới dạng nước sắc, ngày 6-12g.

Trong YHCT, hoàng bá dùng trị các chứng sốt do âm hư hoặc đau nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm viêm tiết niệu lỵ, hoàng đản, mụn nhọt, lở ngứa.

Hoàng liên chân gà hay còn gọi là Xuyên liên (Coptis chinensis Franch.) hoặc (Coptis quinquesecta Wang.), họ hoàng liên (Ranunculaceae): thường mọc ở vùng núi Sa Pa (Lào Cai) và Quản Bạ (Hà Giang). Tuy nhiên, hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Để có nguồn dược liệu hoàng liên, nhất thiết phải trồng trọt với quy mô lớn. Trên thực tế, người ta dùng thân rễ của hoàng liên (Rhizoma Coptidis) để làm thuốc. Ngoài berberin với hàm lượng lớn (4%) còn có các ancaloid khác như palmatin, columbamin...

Cách chế biến hoàng liên đơn giản nhất là sao vàng, chích rượu, chích nước gừng hoặc nước ngô thù du với mục đích tăng thêm tính ấm cho vị thuốc để khí vị của hoàng liên có thể “thăng đề”, tức di chuyển lên các bộ phận ở thượng tiêu để điều trị các bệnh như viêm tai, viêm mắt... Hoặc chích giấm ăn, chích dịch mật lợn để trị các bệnh thuộc gan mật như viêm gan hoàng đản viêm túi mật sốt rét... Liều dùng 2-4g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Hoàng liên gai: Trong họ hoàng liên gai (Berberidaceae), có nhiều loài như hoàng mộc (Berberis wallichiana DC.), hoàng liên gai nhím (Berberis julianae Schneid). Những loài này đều có ở Lào Cai, Sa Pa, Mường Khương. Rễ và thân cây hoàng liên gai chứa berberin với hàm lượng 3-4% và các ancaloid khác như palmatin, jatrorrhizin...

Cũng giống như hoàng liên chân gà, hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn, trị các bệnh đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa tiêu chảy kiết lỵ; hoặc chữa đau họng đau răng lợi. Cũng có thể dùng ngoài để rửa các vết thương, mụn nhọt...

Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.): thường có ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn, Lâm Đồng. Bộ phận dùng là rễ, thân, lá và quả. Từ thân, lá, rễ có Berberin và một số alcaloid như umbellatin, nephrotin. Hoàng liên ô rô có tác dụng thanh nhiệt ở các tạng phế, vị can thận Dùng trị ho lao, sốt, khạc ra máu, đau mỏi lưng gối chóng mặt ù tai mất ngủ Liều dùng 8-12g. Nếu dùng trị viêm gan vàng da viêm ruột tiêu chảy đau mắt liều dùng có thể tới 20g.

Ngoài ra, berberin còn có trong rễ cây táo rừng (Rhamnus oenoplia L.), họ táo ta (Rhamnaceae). Táo rừng phổ biến ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Lạng Sơn... Bộ phận dùng là rễ, vỏ và lá cây. Dân gian thường dùng rễ ngâm rượu chấm vào nơi răng lợi bị viêm đau. Hạt táo rừng trị mất ngủ tiêu chảy kiết lỵ lá chữa chóng mặt buồn nôn

Lá táo ta (Ziziphus mauritiana lam.), họ táo ta (Rhamnaceae) cũng chứa hợp chất berberin. Lá táo sao vàng, sắc uống với liều từ 20-40g để trị ho khó thở Lá tươi dùng ngoài trị lở loét mụn nhọt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật