Về bốn vị thuốc nhóm thảm thấp - trục thủy có tên ngưu, các bạn hãy tham khảo thêm nhé!

Thảm thấp có các vị xa tiền, trạch tả, trư linh, phục linh, trạch tất, mộc thông, hoạt thạch, đăng thảo, trà diệp (lá chè), đông quỳ tử, ý dĩ, đông qua bì, đại phúc bì, thông thảo, cù mạch, biển súc, tỳ giải, thanh vị, hải kim sa...

Trục thủy có các vị cam toại, đại kích, khoan hoa, khiên ngưu tử, đình lịch tử, tục tùy tử, thương lục.

Xa tiền còn gọi ngưu thiệt thảo tên khoa học Plantago major L. Dùng cả cây hoặc hạt. Vị ngọt, tính hàn. Vào can thận tiểu tràng, tác dụng lợi thủy thanh nhiệt trừ thủy thũng. Có tác dụng sáng mắt, chữa đau mắt đỏ Thông lâm bế, tiết tả. Tiêu nước ở bàng quang Hạt có tác dụng dưỡng âm, bổ can thận nên chữa bệnh mắt kém bốc hỏa, trừ tả. Lá lợi thấp thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết.

Tùy mục đích chọn thuốc phối hợp để có hiệu quả cao.

- Chữa các loại thủy thũng: phối phục linh trạch tả; thông lâm bế phối phục linh trạch tả mộc thông, cù mạch, biển súc hoạt thạch

- Chữa mắt: phối cúc hoa thảo quyết minh tang diệp, ngân hoa.

- Bổ can thận chữa mắt mờ: phối sinh địa, thục địa thỏ ty tử câu kỷ tử, thạch hộc. Trừ tiết tả phối chư linh, phục linh, sơn dược.

Cơ chế chữa tiết tả của hạt xa tiền: Chữa thủy tiết do thấp thịnh gây ra thường dùng phép “phân lợi” để trừ tả tức là dùng thuốc lợi thủy dẫn thủy thấp thải qua đường tiểu mà đạt mục đích trừ tả. Có thể phối hợp thêm sơn dược (sao), chư linh (nấm cây phong), phục linh (nấm cây thông).

Mùa hè trẻ thường bị đau bụng đi ngoài ra nước nhiều ngày không cầm nên cho dùng bài thuốc Ngũ vị dĩ công tán (đảng sâm bạch truật phục linh, trần bì cam thảo cho thêm xa tiền tử 3-9g, cát cánh 1g-1,5g sẽ có hiệu quả).

Liều thường dùng 3-9g, trường hợp đặc biệt dùng đến 15-30g.

Chú ý: Hạt xa tiền chứa chất nhầy dính, nên khi nấu cùng vị thuốc khác thì dùng túi vải đựng riêng.

Theo một số nghiên cứu dược lý học Tây y cho thấy

Hạt xa tiền có tác dụng lợi tiểu rõ rệt: Tăng lượng nước tiểu bài tiết đồng thời tăng bài tiết urê acid uric clorua natri Còn có tác dụng hạ huyết áp

Lá xa tiền có chứa digit-alin nên có tác dụng cường tim tăng huyết áp Các nhà khoa học Pháp đã cảnh báo tình trạng tai biến này và cấm người có bệnh tim dùng trà xa tiền thảo. Tránh nghĩ lợi tiểu sẽ hạ huyết áp

Trạch tả còn gọi ngưu nhĩ thái tên khoa học Alima plantago Aquatica L. Dùng củ, vị ngọt mặn, tính hàn. Vào thận, bàng quang. Chủ yếu có 2 công dụng: tả can thận kinh hỏa và xổ thủy bàng quang, tam tiêu. Trên lâm sàng chủ yếu để lợi niệu trừ thấp, thanh nhiệt và chủ yếu tiêu nước ở thận tùy theo phối ngũ với các vị khác trong nhóm mà sẽ có các công dụng:

- Thủy thũng trướng mạn, tiểu tiện bất lợi. Phối hợp thông thảo, tang bì, chư linh.

- Tiểu tiện đục. Phối hợp chư linh, hầu kim sa, tỳ giải, hoạt thạch.

- Chữa nhiệt lâm (đái rắt, đái buốt). Phối hợp sinh địa, mộc thông, chư linh, thạch vị.

- Chữa thủy thũng khi mang thai Phối hợp tang bì, tang ký sinh, phục linh, đại phúc bì.

- Chữa lợi can đởm thấp nhiệt đau mắt đỏ đau sườn cồn ruột nôn mửa ăn ít vàng da tiểu đỏ. Phối hợp kim tiền thảo hải kim sa ngưu tất đông quỳ tử, nhân trần, xa tiền.

- Cho vào các thuốc bổ thận để phòng thuốc bổ sinh nhiệt dẫn tới thận hỏa.

- Khi chữa thận và bàng quang hoặc can thận có hỏa tà thấp nhiệt thì trạch tả là vị thuốc được chọn đầu tiên.

Kỵ khí có âm hư và mắt hoa, không có thủy ẩm thấp. Liều 6-9g. Khi cần dùng 15-18g.

Cả xa tiền và trạch tả đều tiêu nước trong tạng phủ. Không hại chính khí. Khác với phục linh và đại phúc bì, tiêu nước ở bì phu.

Hắc bạch sửu còn gọi khiên ngưu (bìm bìm) tên khoa học Ipomoca hederasea Jack. Dùng hạt. Vị đắng lạnh vào phế đại tràng Có độc, tác dụng lợi đại tiểu tiện, trục thủy, tiêu đờm Chữa thủy thũng cước khí đờm ẩm ho suyễn. Liều thấp thì lợi đại tiện, liều cao nhuận tràng gây xổ. Khiên ngưu có 2 loại: hắc sửu và bạch sửu. Hắc sửu tác dụng nhanh hơn bạch sửu. Chỉ dùng dạng bột, viên để tác dụng từ từ an toàn hơn.

Liều thường dùng 2-4,5g tùy tình hình tăng dần để có tác dụng mong muốn.

Thương lục còn gọi ngưu thiệt căn, tên khoa học Phytola ectoxinz. Dùng rễ vị đắng cay, tính bình. Có độc, độc hơn khiên ngưu. Vào tỳ vị đại tràng. Dùng trong chữa đầy bụng không tiêu, thủy thũng. Dùng ngoài đắp chữa mụn nhọt độc sưng đau Bài Lý ngư thang dùng thương lục nấu cá chép để chữa phù thũng do thận tim

Liều 2-4g khi dùng làm tá dược. Nếu chỉ dùng một vị thương lục tán bột uống thường là 0,4-1,5g.

Thương lục mạnh hơn khiên ngưu. Cả 2 đều có thể gây hại chính khí. Khi dùng theo dõi sát lượng nước tiểu. Nếu thấy tiểu giảm là phản tác dụng gây độc, phải dừng.

Kỵ thai. Kỵ người suy nhược. Uống lúc no để tránh kích thích dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật