Hé lộ một số dược phẩm chính là thủ phạm gây thêm bệnh
Những điều cần tránh khi ăn gan lợn để hạn chế những độc tố
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng sữa cho trẻ nhất định phải biết
Chưa hết bệnh này đã mắc bệnh khác
Nếu thiếu vitamin và khoáng chất thì cơ thể chúng ta không thể tổng hợp ra các tế bào mới, mô mới cũng như tạo ra năng lượng cần thiết. Vì vậy khi một loại thuốc nào đó “ăn cắp” đi một số chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể thì chúng trở thành thủ phạm làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng suy giảm, gây ra cái vòng luẩn quẩn: Chưa hết bệnh này đã mang bệnh khác. Hậu quả là người bệnh lại phải dùng thêm những thuốc khác để trị bệnh mới phát sinh.
Để tránh tình trạng cơ thể bị “rút ruột” chất dinh dưỡng khi sử dụng một loại dược phẩm nào bạn nên tham khảo kỹ với dược sĩ nhằm bổ sung những chất dinh dưỡng sẽ bị mất trong lúc dùng dược phẩm.
Cần tham khảo kỹ với dược sĩ nhằm tránh tình trạng cơ thể bị “rút ruột” chất dinh dưỡng khi sử dụng một loại dược phẩm.
Những “thủ phạm” nguy hiểm
Những loại dược phẩm dưới đây được cho là “đạo chích” chuyên chôm chỉa các khoáng chất và chất dinh dưỡng của cơ thể.
Thuốc chống co giật: Những loại thuốc này làm ngăn cản tiến trình sản xuất vitamin D trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin D thì sẽ “giận cá chém thớt” bằng cách lấy calcium của xương. Hàm lượng của kẽm cũng giảm xuống đáng kể khi sử dụng những dược phẩm chống co giật
Thuốc kháng trầm cảm: Loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ. Trong đó có mất cảm giác thèm ăn đau bụng tiêu chảy khô miệng buồn nôn ói mửa. Những tác dụng phụ này sẽ ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thuốc trị đau khớp: Những tác dụng phụ của nhóm dược phẩm này có thể gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng Thuốc này gây ra những xáo trộn vị giác tiêu chảy gặp các vấn đề về tiêu hóa nôn mửa
Aspirin: Có thể gây mất một lượng máu nhỏ ở dạ dày nếu sử dụng quá lâu có thể gây thiếu máu dẫn đến thiếu sắt Những loại vitamin và khoáng chất mà aspirin “chôm chỉa” bao gồm vitamin C, calcium, folic acid, sắt, sodium (natri), potassium (kali), pantothenic acid (vitamin B5).
Thuốc hạ cholesterol: Làm mất coenzyme Q10 vitamin E vitamin A, vitamin K. Những loại vitamin bị mất này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch.
Thuốc nhuận trường: Những loại thuốc này ngăn chặn sự hấp thu vitamin A D. Sử dụng quá mức có thể gây ra các vấn đề tim mạch yếu cơ
Các thuốc corticosteroids: Dùng trong các bệnh viêm khớp dị ứng các bệnh của hệ miễn dịch sẽ làm giảm hàm lượng của kẽm trong cơ thể.
Thuốc kháng acid dạ dày (antacid): Thuốc này sẽ trung hòa các acid có trong dạ dày và sẽ làm giảm hấp thu các chất calcium, phosphate, folic acid, potassium.
Thuốc ngừa thai: Gây thiếu hụt các chất như folic acid, các vitamin B1, B2, B3, B6, B12, C magnesium selenium kẽm.
Các thuốc trị tiểu đường: Gây thiếu hụt vitamin B12, CoQ10, folic acid.
Các thuốc trị tim mạch: Gây thiếu hụt kẽm, coenzyme Q10, potassium, calcium, magnesium, phosphorus, vitamin B1, vitamin B6, sodium, vitamin C, folic acid.
Liệu pháp thay thế hormone: Gây thiếu vitamin B6, magnesium.
Các thuốc trị ung loét: Gây thiếu vitamin B12, folic acid, vitamin D, calcium, sắt, kẽm protein
Các thuốc lợi tiểu: Dùng trong các bệnh về cao huyết áp và suy tim thuốc lợi tiểu làm thất thoát các khoáng chất (qua ngã nước tiểu).
Thuốc kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng không cần biết vi khuẩn đó là lợi hay hại. Nếu sử dụng kháng sinh bạn đã vô tình “xử trảm” những loại vi khuẩn có lợi hiện diện trong ruột vốn có thể tạo ra các phức vitamin nhóm B. Một vài loại kháng sinh làm kỳ đà cản mũi cho việc hấp thu calcium, sắt, potassium (kali), vitamin B12...
Các thuốc trị bệnh gút (gout): Gây thiếu vitamin B12, sodium potassium beta-carotene, calcium, phosphorus...
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:01 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:07 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:01 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:02 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:06 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:01 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:02 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:04 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:02 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:04 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023