Mách nhỏ những bài thuốc là trợ thủ đắc lực cho nhà giáo

Trong cuộc đời dạy học, có nhiều chứng bệnh mang tính nghề nghiệp luôn bám đuổi các nhà giáo như bệnh về hô hấp, tiêu hóa, xương khớp và mắt.

Nghề giáo là nghề vinh dự và vô cùng quan trọng. Do vậy, các nhà giáo cần thường xuyên chăm lo đến sức khỏe mới có thể đảm đương được nhiệm vụ vẻ vang của mình. Tuy nhiên, trong cuộc đời dạy học, có nhiều chứng bệnh mang tính nghề nghiệp luôn bám đuổi các nhà giáo, trong đó phải kể đến các bệnh về hô hấp tiêu hóa xương khớp và mắt. Sau đây là một số phương thuốc chữa trị để các thầy cô có thể áp dụng khi cần.

Khản tiếng, viêm họng, ho…

Vẫn là cái bệnh cố hữu mà thầy, cô giáo nào cũng thường mắc. Do phải nói, phải giảng bài, thậm chí phải nói to hàng giờ, hàng buổi và hàng ngày liền, các dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên... rồi dẫn đến đau họng khản tiếng nặng hơn sẽ bị ho đờmviêm phế quản

Hãy khắc phục tình trạng này ngay từ đầu bằng cách ngậm một số vị thuốc mang tính kinh điển, dễ kiếm, dễ dùng như ô mai kha tử... Riêng kha tử nên thái lát mỏng, ngậm và nuốt nước dần dần. Đồng thời uống nước hãm của quả la hán hoặc lá cam thảo dây với lá húng chanh

Nếu bệnh có chiều hướng tăng lên: ho nhiều, đờm nhiều, đôi khi khó thở Dùng phương: mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 12g, bối mẫu, mẫu đơn bì bạch thược mỗi vị 6g bạc hà 4g cam thảo 8g, sinh địa 16g. Sắc uống ngày một thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Có thể uống nhiều thang cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Nếu ho nhiều kèm theo sự suy giảm về thể lực người háo khát, da dẻ xanh gầy, hay hoa mắt chóng mặt đau đầu Dùng phương: bách hợp, mạch môn, mỗi vị 10g, thục địa 12g, đương quy, bạch thược, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 - 2 giờ.

Thị lực giảm, mắt mờ dần

Người xưa nói 'giàu hai con mắt...' quả không sai! Thị lực giảm, mắt mờ dần cũng là cái chứng vô tình cứ đi theo các nhà giáo. Thật vậy, hằng ngày, nhiều khi cả ngày lẫn đêm, các thầy, cô phải soạn bài, chấm bài, giảng bài... đôi mắt phải thường xuyên tập trung cao độ vào các con chữ. Đôi mắt các thầy, cô cứ theo ngày tháng mà mờ đi. Để hạn chế nó, làm chậm lại quá trình giảm thị lực, có thể hằng ngày uống nước hãm 10 - 12g thảo quyết minh Thảo quyết minh, tức hạt muồng ngủ, đem sao cho đen đi để có mùi thơm tựa cà phê, hãm uống.

Hoặc dùng phương: thục địa 16g sơn thù du 8g, mẫu đơn bì hoài sơn bạch phục linh trạch tả mỗi vị 6g, câu kỷ tử cúc hoa mỗi vị 4g. Sắc uống, ngày một thang, trước bữa ăn; hoặc tăng mỗi vị lên 10 lần về khối lượng. Tán mịn, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 12g, ngày 2 - 3 lần, sẽ tốt cho các trường hợp thị lực giảm dần, mắt sợ ánh sáng, ra gió chảy nước mắt, hoa mắt, chóng mặt. Trong trường hợp, mắt khô sáp, sợ ánh sáng, mắt mờ như có màng che, ra gió cũng chảy nước mắt, thì gia thêm vào phương thuốc trên các vị: đương quy, bạch thược, bạch tật lê, thạch quyết minh, mỗi vị 6g. (Cách dùng như trên).

Đau lưng, đau xương cốt

Do phải đứng nhiều để giảng bài, ít vận động, chứng đau lưng đau xương cốt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi cũng rất phổ biến, nhất là đối với các cô giáo và các nhà giáo đứng tuổi. Dùng phương: cẩu tích cốt toái bổ, tục đoạn, đau xương đỗ trọng trần bì ngưu tất độc hoạt, tần giao, phòng phong, mỗi vị 12g, đương quy, đảng sâm hoàng kỳ bạch thược, cam thảo, mỗi vị 10g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, uống trước hoặc sau bữa ăn 1 - 2 giờ. Có thể uống liền 3 - 4 tuần.

Với những người uống được rượu có thể gia thêm vào mỗi thang trên các vị huyết giác hà thủ ô đỏ ba kích mỗi vị 12g xuyên khung 8g. Tất cả cắt thành miếng nhỏ, hoặc tán thành bột thô. Ngâm với 1,5 lít rượu 30 - 350 khoảng 3 - 4 tuần là có thể uống được. Uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 30 - 50ml, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Táo bón mạn tính

Trong YHCT, tạng phế và phủ đại tràng có quan hệ biểu lý, có nghĩa là bệnh của tạng phế ảnh hưởng trực tiếp đến phủ đại tràng và ngược lại. Ở đây, do điều kiện công việc của các nhà giáo, phải ngồi nhiều, làm nhu động ruột giảm, phải nói nhiều làm cho phế háo. Cả hai yếu tố này đều có cơ hội dẫn đến chứng táo bón mạn tính cho các nhà giáo. Để tránh được chứng bệnh này, nên có động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, ngày vài ba lần, mỗi lần 36 lượt; kết hợp với các động tác ngồi xổm, rồi đứng lên, ngày làm vài ba lần, mỗi lần 36 lượt; hoặc kết hợp động tác gập lưng, bụng cũng rất tốt cho việc cải thiện tình trạng táo bón.

Cần lưu ý, khi tiến hành các động tác nói trên, cần kết hợp với việc hít - thở sâu. Có như vậy mới phát huy được mối quan hệ của tạng phế với phủ đại tràng. Song song có thể dùng hạt thảo quyết minh sao vàng, hãm uống, ngày 10 - 12g. Nghĩa là chỉ đem hạt thảo quyết minh rang cho đến khi hạt vừa nổ hết tiếng lép bép, để bên ngoài hạt có màu vàng là được.

Nếu táo bón quá nặng, đại tiện khó khăn, thậm chí có thể đau đớn, phát sốt. Dùng phương: đại hoàng chỉ thực hậu phác mỗi vị 12g, mang tiêu 16g. Đem 3 vị thảo dược trên sắc lấy nước rồi hòa tan mang tiêu vào, uống, ngày một thang, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Nếu đại tiện kèm theo chảy máu thêm vào thang thuốc trên 2 vị hoa hòe và trắc bách diệp, mỗi vị 4g, đều sao cháy. Nếu táo bón nhẹ, có thể đem phương thuốc trên bỏ vị mang tiêu, sắc uống ngày một thang. Uống liền nhiều thang, tới khi hết các triệu chứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật