Người cao tuổi và căn bệnh kinh niên mang tên mất ngủ

Theo một điều tra của Mỹ thì khoảng 50% người tuổi hơn 50 phàn nàn về mất ngủ. Vậy tại sao người cao tuổi thường hay mất ngủ? Phòng và điều trị mất ngủ như thế nào đối với người cao tuổi?

Vì sao người già lại hay mất ngủ?

Nguyên nhân mất ngủ có nhiều, có nguyên nhân sinh lý do lứa tuổi già và có những nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý mất ngủ người cao tuổi là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể bao gồm nhịp thức ngủ và làm giảm đi sự thích nghi của người cao tuổi  với những thay đổi tác động vào cơ thể con người, gây rối loạn hoạt động của cơ thể trong đó có giấc ngủ.

Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là chứng ngừng thở khi ngủ Ngừng thở khi ngủ là sự gián đoạn về thở trong giấc ngủ Chứng này gây ra do sự tắc nghẽn đường thở, đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi mắc chứng béo phì Những người gặp phải chứng ngừng thở khi ngủ thường dậy về đêm trong tình trạng thở hổn hển, gục đầu xuống giường hoặc đi lang thang trong nhà trong tình trạng ý thức rối loạn. 

Những bệnh lý cơ thể khác gây mất ngủ như là đau đặc biệt là đau cơ khớp là lý do phổ biến nhất dẫn đến mất ngủ suy tim rối loạn nhịp tim gây rối loạn thở dẫn đến mất ngủ. Người cao tuổi chức năng thận kém, hay đi tiểu đêm những bệnh lý thần kinh như bệnh Pakinson, Alzheimer dẫn đến mất ngủ.

Nhiều bệnh lý tâm thần dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi như bệnh lý trầm cảm rối loạn lo âu đặc biệt người cao tuổi có những yếu tố sang chấn tâm lý như là tang tóc mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn…

Người cao tuổi dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh có thể gây mất ngủ, thường gặp các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ, những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho thuốc dị ứng thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc là vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ giống như caffeine Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

Và những biểu hiện của mất ngủ...

Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi thường là cảm giác mệt mỏi khó khăn trong việc tập trung vào công việc, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ  trở lại sau khi thức giấc buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được đau đầu vào buổi sáng...

Phòng và điều trị như thế nào?

Việc thay đổi thói quen và cách sống giúp cải thiện những vấn đề về giấc ngủ. Chúng ta cần phải vệ sinh giấc ngủ bằng cách như sau: có thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả thứ bẩy, chủ nhật đều phải thức dậy đúng giờ; Tránh ngủ ngày quá nhiều; Tập thể thao hàng ngày nhưng tránh tập trước giờ đi ngủ; Chỉ nằm trên giường khi ngủ hoặc sinh hoạt tình dục tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi; Không nên có những vấn đề lo lắng vào giờ đi ngủ: ví dụ trao đổi về các loại chi phí sinh hoạt: tiền điện, nước và các khoản chi phí khác; Tránh ăn no trước khi đi ngủ; Tránh hoặc hạn chế rượu, cafe, thuốc lá trước khi đi ngủ; Có thói quen chuẩn bị cho giấc ngủ hàng ngày: ví dụ tắm, đánh răng trước khi đi ngủ; Phòng ngủ cần phải có nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh, tối; Mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ.

Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói. Chỉ sử dụng những thuốc cho bệnh của mình theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, tránh tự ý mua thuốc về dùng. Hãy trao đổi với bác sỹ khi gặp tác dụng gây mất ngủ của thuốc. Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sỹ chuyên khoa tâm thần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật