Viêm dạ dày ruôt, bệnh nguy hiểm bạn chớ quên tìm hiểu

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt là lớp niêm mạc. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đồng thời dễ gây ra nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác dẫn đến khó khăn trong công tác chẩn đoán, điều trị. 

Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm dạ dày ruột

Trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, cơ thể người, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh do 4 nguyên nhân chủ yếu:

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột do sự tấn công của virus Rota (thuộc họ Reoviridae) vào hệ tiêu hóa Qua đó dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy tác động đến niêm mạc dạ dày của bệnh nhân.

Quá trình ăn uống dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn và xâm nhập trực tiếp vào hệ tiêu hóa và gây ra viêm dạ dày ruột.

Nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn. Đặc biệt là các nguồn nước ao hồ, nước sông chưa được xử lí.

Quá trình vệ sinh thân thể chưa đúng cách cũng góp phần tạo điều kiện cho virus có môi trường thuận lợi để phát triển và xâm nhập vào cơ thể.

Đặc biệt, virus dễ lây lan ở trẻ nhỏ do vệ sinh bàn tay không đảm bảo.

Virus Rota gây bệnh viêm dạ dày ruột thường dễ lây lan từ người sang người qua chất thải của bệnh nhân như bãi nôn, phân,… Các hạt nước li ti mang vi khuẩn bám lên nhiều bề mặt, vật dụng nên khả năng lây lan và bùng phát thành dịch là rất lớn nếu không có biện pháp can thiệp cần thiết.

Những biểu hiện của bệnh

Viêm dạ dày ruột thường do virus rota gây ra với 4 dấu hiệu nhận biết chính mà bạn cần đặc biệt chú ý để có sự can thiệp kịp thời:

Người bị nhiễm virus Rota có thể có cảm giác buồn nôn và nôn có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Những bệnh nhân nhiễm virus Rota cũng có các dấu hiệu tiêu chảy kéo dài Mỗi đợt tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày. Cá biệt có những trường hợp tiêu chảy kéo dài tới 10 ngày gây mất nước nghiêm trọng.

Bệnh nhân liên tục có dấu hiệu đau dạ dày co thắt dạ dày

Người bệnh có dấu hiệu sốt. Đối với người lớn thường sốt trên 37,5 độ C, với trẻ em có thể bị sốt 38 độ C.

Đau thắt dạ dày là biểu hiện của viêm dạ dày ruột

Đau thắt dạ dày là biểu hiện của viêm dạ dày ruột

 

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột

Thông thường, trong điều trị bệnh, bác sĩ thường chỉ định một số cách điều trị giúp diệt khuẩn, cầm tiêu chảy cảm sốt,… Đối với điều trị viêm dạ dày chủ yếu dùng thuốc và các biện pháp bù nước, nghỉ ngơi cho trẻ:

Bác sĩ có thể chỉ định điều trị sốt, cảm với ibuprofen và acetaminophen Chống chỉ định dùng aspirin cho trẻ em để tránh hội chứng Reye’s đe dọa tính mạng.

Một số bệnh nhân mất nước nặng, bị mất ý thức có thể được chỉ định truyền tĩnh mạch ngay để bù nước nhanh cho cơ thể.

Bố mẹ cũng có thể giúp bổ sung nước và dung dịch điện giải oresol cho trẻ để giúp bù nước, muối và chất khoáng cho cơ thể.

Đối với những trường hợp trẻ nhỏ bị nôn liên tục khi bú nên cho nhấp dung dịch oresol từ từ để giảm tình trạng nôn.

Sau mỗi đợt nôn mửa của bé cần để dạ dày được nghỉ ngơi một thời gian, không nên tiếp nước ngay sẽ khiến bé mệt mỏi

Tránh cho trẻ dùng các thức uống có nhiều đường như soda, nước hoa quả vì có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cần đặc biệt tránh các thức uống này trong quá trình điều trị.

Sau khi trẻ em bị viêm dạ dày ruột đã được bù nước, ngừng nôn có thể tiếp tục cho bé dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa.

Tránh cho trẻ uống nước hoa quả khi điều trị viêm dạ dày ruột

Tránh cho trẻ uống nước hoa quả khi điều trị viêm dạ dày ruột

Chế độ ăn uống 

Đối với bệnh nhân viêm dạ dày ruột, bạn nên chú ý một số thực phẩm sau:

Hạn chế các thức ăn đặc trong thời gian điều trị.

Kiêng các thực phẩm giàu chất béo

Chế độ ăn nên có đầy đủ tinh bột thịt rau quả.

Có thể bổ sung sữa chua để cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Cung cấp đủ nước hàng ngày cho bệnh nhân.

Phòng ngừa viêm dạ dày ruột

Bệnh do virus gây ra, do đó có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng một số biện pháp sau:

- Vệ sinh thân thể, đặc biệt là vệ sinh tay trước và sau khi ăn.

- Sử dụng nguồn nước, nguồn thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh.

- Sử dụng vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rota virus ở trẻ từ 6 tuần tuổi đến trước 6 tháng tuổi. Dùng 2 lần cách nhau ít 1 tháng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật