Bạn có biết hơn 1 triệu ca mắc bệnh tình dục mỗi ngày trên thế giới

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) có tác động lớn tới sức khỏe tình dục và sinh sản và gây ra gánh nặng bệnh tật. Tờ PLOS ONE chỉ ra rằng ước tính trên toàn cầu có khoảng 367 triệu ca mắc mới mỗi năm 1 trong 4 STIs: chlamydia, lậu, giang mai và nhiễm trichomonas.

Tính chung với con số ước tính nhiễm vi-rút herpes và vi-rút u nhú ở người, là những STIs quan trọng khác, dữ liệu cho thấy có hơn 1 triệu ca mắc bệnh tình dục mỗi ngày. Một tỷ lệ lớn STIs xảy ra ở thanh thiếu niên và người trẻ, những người này có thể không biết mình mắc bệnh- điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tình dụcsức khỏe sinh sản của họ trong tương lai.

Hậu quả của STIs

STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ lên sức khỏe thể chất mà còn lên sức khỏe tinh thần quan hệ xã hội của người bệnh. Nếu không được điều trị, cả chlamydia và bệnh lậu có thể gây viêm vùng chậu gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh cũng như những kết quả bất lợi khi mang thai như mang thai ngoài tử cung

Một số STIs cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Giang mai ở phụ nữ mang thai gây ra khoảng 305.000 ca tử vong thai nhitrẻ sơ sinh mỗi năm và khoảng 215.000 trẻ có nguy cơ sinh non thiếu cân và mắc bệnh bẩm sinh

Nhiễm HPV gây ra hơn 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung và hơn 250.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung mỗi năm.

Nhiễm STI cũng có thể gia tăng nguy cơ nhiễm HIV. Những người đang sống chung với HIV cũng dễ lây truyền loại vi-rút này sang bạn tình nếu họ cũng bị nhiễm một STI khác.

Bệnh lậu đa kháng thuốc

Kháng thuốc đặc biệt là đối với bệnh lậu là trở ngại chính với việc giảm tác động của STIs trên toàn thế giới. Dữ liệu chỉ ra rằng nhiễm các chủng lậu kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng. Đây là một mối lo lắng chính cho sức khỏe cộng đồng đặc biệt đối với việc phòng ngừa vô sinh ở phụ nữ

Các biện pháp dự phòng

Thúc đẩy hành vi tình dục lành mạnh bao gồm tăng cường sử dụng bao cao su giáo dục sức khỏe tình dục cho thanh thiếu niên là mấu chốt trong dự phòng STI.

Cải thiện tiếp cận với xét nghiệm và điều trị cũng là một phần quan trọng trong ứng phó với STI, ví dụ đảm bảo cho tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm và điều trị giang mai. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm nhất là ở những khu vực người dân không được tiếp cận với việc kiểm tra, điều trị và các dịch vụ chăm sóc.

Vắc-xin chống HPV an toàn và hiệu quả có thể ngăn ngừa được nhiễm loại vi-rút này và những hậu quả của nó. Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những loại vắc-xin STI mới là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của các STI khác như Herpes sinh dục, lậu, chlamydia, giang mai và trichomonas.

Dữ liệu tốt hơn

Việc thu thập dữ liệu tốt hơn và hệ thống giám sát quốc gia được cải thiện là cần thiết để tăng cường đánh giá trong tương lai, xây dựng chính sách và các phương pháp dự phòng, chủ yếu để ngăn ngừa sự lây lan STI. Ví dụ, ở các nước thành viên WHO và văn phòng khu vực, chương trình Giám sát chống vi khuẩn lậu cầu (GASP) đã ghi nhận sự xuất hiện và lây lan của bệnh lậu kháng kháng sinh từ năm 1992, cung cấp bằng chứng để đưa ra hướng dẫn điều trị quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Chiến lược toàn cầu

WHO đang phát triển 3 chiến lược sức khỏe toàn cầu đối với HIV viêm gan vi-rút và các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục trong giai đoạn 2016-2021, sẽ được hoàn thiện để xem xét trong Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 69 trong năm 2016. Những chiến lược sức khỏe toàn cầu này sẽ nhằm vào tất cả các nước trên thế giới và sẽ tập trung đặc biệt vào nhóm thanh thiếu niên và nhóm dân số chủ chốt. Các chiến lược cũng sẽ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đầu tư nghiên cứu và sáng chế.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật