Dùng thuốc đái tháo đường khi mang thai phải theo chỉ dẫn
Trường hợp thứ hai: thai phụ mới bị ĐTĐ khi có thai gọi là ĐTĐ do thai nghén hay ĐTĐ thai kỳ Bình thường insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ lúc mang thai như: thừa cân béo phì có thai khi cao tuối (>35) gia đình hay bản thân có tiền sử bị ĐTĐ. Tuy nhiên, khoảng 30% trường hợp bị ĐTĐ lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp. Chỉ có chừng 3 - 6% người có thai bị ĐTĐ do thai nghén. Vì vậy, khi mang thai cần kiểm tra có bị ĐTĐ hay không?
Glucose máu cao trong thai kỳ (do thai nghén hay có từ trước) gây các tác hại sau:
Cần phải dùng thuốc kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ
Với thai và trẻ
Khi mẹ bị ĐTĐ, máu từ mẹ theo cuống rốn đến thai nhi Lượng glucose máu của thai cao sẽ đưa đến các tác hại trước mắt cho thai, lâu dài cho trẻ.
Trước mắt: thai to, dị tật (khiếm khuyết ống thần kinh, có đuôi, không có não nứt đốt sống não úng thủy dị tật về tim thận). Nếu trong quá trình mang thai và sinh không kiểm soát tốt glucose máu thì trẻ sinh ra sẽ có một số nguy cơ như: hạ glucose máu.
Khi sinh ra nồng độ insulin trong máu con vẫn cao (do máu từ mẹ chuyển vào) nên các mô có nhu cầu bắt giữ glucose cao, trong khi đó gan của trẻ chưa sản xuất đủ glucose, dẫn đến hạ glucose máu trong 24 - 72 giờ sau sinh.
Vì vậy, cần kiểm soát glucose máu cho thai phụ khi chuyển dạ và sau đó cần theo dõi chặt glucose máu trẻ trong 3 ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, trẻ có thể bị suy hô hấp hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da) đa hồng cầu ăn uống kém… Lâu dài: 10 - 20 năm sau sẽ tăng nguy cơ béo phì tăng nguy cơ bị ĐTĐ tuýp II.
Với bà mẹ
Thai phụ bị ĐTĐ khi mang thai có nguy cơ bị các tai biến sản khoa cao hơn thai phụ bình thường: tăng huyết áp (khoảng 10%). Tỷ lệ tiền sản giật ở người bị ĐTĐ khi mang thai cao (khoảng 12%) so với người có thai bình thường (chỉ khoảng 8%). Tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên nếu kiểm soát không tốt glucose máu ở 3 tháng đầu. Lâu dài: chuyển sang ĐTĐ tuýp II.
Theo dõi, kiểm soát glucose máu khi mang thai để tránh các tác hại nói trên. Glucose máu phải bằng hay thấp hơn 0,9g/L (trước khi ăn) và 1,2g/L (sau khi ăn), tức là dao động trong khoảng 5 - 7,2mmol/L.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:02 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:00 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:00 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:04 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:03 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:01 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:01 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:07 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:07 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:02 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023