Viêm màng ối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều mẹ bầu cần làm

Viêm màng ối là gì?

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm khuẩn túi ối bao quanh thai nhi trong đó có màng đệm và màng ối. Bệnh thường do liên cầu khuẩn nhóm B hoặc vi khuẩn Ecoli gây nên.

Loại nhiễm trùng này thường được gọi với tên Chorioamnionitis hoặc Intraamniotic. Khi bước sang tuần thứ 35 của thai kỳ thai phụ sẽ được chẩn đoán tình trạng bệnh từ đó có hướng xử lý.

Viêm màng ối có thể do mẹ mắc viêm âm đạo

Viêm màng ối có thể do mẹ mắc viêm âm đạo

Nguyên nhân viêm màng ối

- Mẹ khi mang bầu bị nhiễm khuẩn Strep nhóm B

- Mẹ mang thaisinh con lần đầu có tỉ lệ mắc viêm màng ối cao hơn

- Mẹ bị tổn thương hoặc viêm âm đạo

- Màng đệm và màng ối bị tổn thương kéo dài

- Mẹ bị nhiễm khuẩn suy giảm miễn dịch

- mang thai khi còn nhỏ tuổi (dưới 20 tuổi).

- Những bà bầu vỡ ối sớm có thể có nguy cơ viêm màng ối cao hơn.

Một số triệu chứng tiêu biểu

Khi bị viêm màng ối trong khoảng thời gian đầu và bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa rõ rệt, trừ khi mẹ bầu đi kiểm tra khi có hiện tượng rò rỉ ối khi mang thai

Khi bệnh kéo dài và trở nên xấu đi, mẹ bầu sẽ có một vài triệu chứng dưới đây:

- tim của mẹ và thai nhi đập nhanh hơn bình thường

- Do tình trạng viêm nhiễm nặng nề nên mẹ bầu có thể bị sốt cao (trên 38 độ C)

- Có những dấu hiệu co thắt tử cung nhẹ.

- Đau tử cung theo từng cơn hoặc kéo dài.

- nước ối bị rò rỉ, có mùi hôi

- Lượng bạch cầu trong máu tăng cao từ 15000-18000

Nếu bị rỉ ối, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay

Nếu bị rỉ ối, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay

Những điều mẹ bầu nên làm

- Nếu có hiện tượng rò rỉ nước ối mẹ cần đến gặp ngay bác sỹ để kiểm tra và xác định tình hình hiện tại bởi rò rỉ ối khi mang thai là hiện tượng bất bình thường.

- Mẹ cũng có thể tự kiểm tra xem đó có phải là nước tiểu bị tràn khi bàng quang bị chèn ép bởi thai nhi hay không bằng cách thử mùi, có mùi ngọt, mùi hôi hay mùi ammonia.

- Khi bác sỹ chẩn đoán mẹ bầu bị viêm màng ối, có thể mẹ sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh để kháng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mẹ và bé sau khi sinh cũng có thể vẫn sẽ được sử dụng thuốc để đảm bảo nhiễm trùng không còn tiếp diễn.

- Nếu nhiễm trùng ở mức độ nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi có thể bác sỹ sẽ chỉ định mổ bắt thai mặc dù chưa đến kỳ sinh nở

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật