5 lưu ý các mẹ không được quên khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ

Dịch đau mắt đỏ đã bắt đầu “vào mùa” và lây lan rất nhanh không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Các mẹ cần bỏ túi những mẹo nhỏ giúp phòng và trị đau mắt đỏ cho trẻ.

Tại sao có bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ, bệnh có thể được gây ra bởi nhiều vi khuẩn và vi-rút có khả năng gây ra cảm lạnh và các loại bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả nhiễm trùng tai viêm xoangviêm họng Ở người lớn, cũng có thể là do loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu và chlamydia, hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Những đứa trẻ hay bị dị ứng thời tiết hoặc các tác nhân khác, chẳng hạn như sốt cỏ khô. Những tác nhân dị ứng chính gây viêm kết mạc bao gồm phấn hoa cúc vàng, lông động vật và ve, bọ trong bụi rậm hay môi trường sống nhiều bụi bẩn. 

Đau Mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh gây ra nhiều phiền toái đối với người bị mắc bệnh này, đặc biệt là ở trẻ em  Theo bác sĩ Hoàng Cương, khoa khám bệnh bệnh viện Mắt Trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ gần đây tăng mạnh, chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân, trong đó có rất nhiều bệnh nhân là trẻ em.

Do đó các mẹ cần lưu ý triệu chứng và chữa trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bị đau mắt đỏ để trẻ không khó chịu và tránh lây truyền cho người khác.

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ

Các nhiều loại tác nhân khác nhau gây nên đau mắt đỏ và cũng có nhiều triệu chứng khác nhau biểu hiện tùy ở mỗi đứa trẻ.

Khi trẻ cảm thấy trong mắt mình có những hạt cát, bụi vướng víu thì trẻ sẽ dụi mắt liên tục. Nhiều trẻ bị đỏ toàn mắt, thường được gọi là viêm kết mạc. Điều này có thể làm mắt tiết nhiều nước mắt làm các mí mắt dính liền vào nhau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng kèm theo nhiều ghèn. Một số bé có thể bị sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Trong trường hợp bé bị viêm kết mạc dị ứng thì ngứa và chảy nước mắt là 2 triệu chứng phổ biến.

Triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ là nóng rát mắt đau có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Những dấu hiệu sớm có thể nhận biết là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, có thể bị sốt nhẹ. Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Một đứa trẻ có thể bị lây nhiễm đau mắt đỏ do chạm vào người bị bệnh hoặc một vật gì đó mà người bệnh đã tiếp xúc, chẳng hạn như khăn giấy đã qua sử dụng. Vào mùa hè, mắt đỏ có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tắm ở bể bơi công cộng có nước bị ô nhiễm hoặc dùng chung khăn bẩn. Mắt đỏ cũng có thể lây lan qua hohắt hơi

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ

Bố mẹ nên dạy cho trẻ em thường xuyên rửa tay bằng nước ấm hoặc xà phòng. Khuyên bé không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn lau mặt,…với người khác.

Người lớn nên rửa tay thật kỹ sau khi sờ vào mắt của một trẻ bị nhiễm và vứt bỏ bông y tế sau khi sử dụng. Giặt riêng khăn và quần áo của bé bằng nước ấm và không giặt chung với quần áo của các thành viên khác trong gia đình

Nhỏ mắt cho bé hàng ngày bằng ước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với bố mẹ.

Đồng thời bố mẹ nên hạn chế đưa con đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện công viên…

Hãy chủ động hỏi con về tình hình sức khoẻ của con trong ngày, đặc biệt quan tâm các dấu hiệu như mắt có nhiều gỉ không, tròng mắt có đỏ, thân nhiệt…

Điều trị bệnh đau mắt đỏ

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.

- Sử dụng khăn ấm để lau và chườm lên mắt bé vào buổi sáng và sau giấc ngủ trưa.

- Hạn chế không có con xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…

- Tuyệt đối không chữa mẹo bằng lá trầu hay xông hơi…

- Sử dụng Acetaminophen hoặc ibuprofen (uống) để giảm bớt sự khó chịu. Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin cho bệnh mắt đỏ dị ứng liên quan. Luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhỏ mắt nào cho trẻ mới biết đi

Sau 1-2 ngày nếu không khỏi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám. Khi đi, lưu ý đeo kính đen cho bé để tránh lây bệnh ngay trong viện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật