Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh đơn giản dễ nhận biết

Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh như thế nào bạn biết không? Sổ mũi, ho và sốt là những triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm, những bệnh phổ biến vào mùa đông. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 bệnh này?

Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh đơn giản dễ nhận biết

Cảm cúm là bệnh gây ra do virus cúm, thường gặp vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh. Có nhiều chủng cúm gây bệnh khác nhau như A, B, C trong đó virus cúm A, B thường gây bệnh cho người và lây lan rất nhanh, còn vài chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H1N1, H5N1 có khả năng gây tử vong cao.
 
Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Còn cảm lạnh gây ra bởi một số siêu vi thông thường trong đường hô hấp mỗi khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Cảm cúm thường gây nguy hiểm nhiều hơn cảm lạnh do có diễn biến nhanh hơn và dễ dàng biến chứng vào phổi nếu không được chăm sóc đúng cách.

Cả hai bệnh này đều có các triệu chứng thông thường như đau rát họng ho hắt hơi sổ mũi … Cảm cúm thường kéo dài khoảng 1 -2 tuần, đôi khi còn gây mệt mỏi kéo dài tới 2-3 tuần. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm lạnh có thể biến mất sau khoảng 1-2 ngày tới 1 tuần, diễn biến chậm và không biến chứng. Khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh cảm, người bệnh có thể phân biệt cảm lạnh và cảm cúm dựa vào một số sự khác biệt sau để có hướng điều trị và chăm sóc cho phù hợp.

1. Cảm lạnh gây chảy nước mũi, nghẹt mũi

Đây là cách dễ nhất để phân biệt cảm lạnh và cảm cúmNếu bạn thấy mình bị chảy nước mũi nhiềuthường xuyên bị nghẹt/tịt mũi và hắt hơi thì khả năng lớn là bạn đã bị cảm lạnh. Còn nếu không thấy có triệu chứng này, hoặc có nhưng nhẹ thì có thể đó là cảm cúm.

2. Sốt cao là biểu biện của cảm cúm

Tuy cả cảm cúmcảm lạnh đều có thể gây sốt, nhưng sốt do cảm cúm gây ra có thể tới 38-39 độ hoặc hơn, gây tình trạng mất nướcmệt mỏi nghiêm trọng. Các cơn sốt có thể nối tiếp nhau và kéo dài tới 3-4 ngày.

Cảm lạnh nhìn chung hiếm khi gây sốt nhưng riêng đối với trẻ nhỏ thì khác. Do cơ thể các bé còn yếu nên thường dễ bị sốt khi cảm lạnh hơn người lớn.

3. Cảm cúm gây nhức đầu

Tương tự như sốt, cả cảm cúmcảm lạnh đều có thể gây nhức đầu nhưng chủ yếu là do cảm cúm Những cơn đau đầu do cảm cúm có cường độ tương đối nặng và có thể gây chóng mặt Trong khi đó cảm lạnh hiếm khi khiến chúng ta bị đau nhức đầu. Dựa vào dấu hiệu này, chúng ta có thể phân biệt cảm lạnh và cảm cúm tương đối chính xác.

Người bệnh cảm cúm nhức đầu nhiều hơn là cảm lạnh

Người bệnh cảm cúm nhức đầu nhiều hơn là cảm lạnh

4. Đau mỏi mình mẩy là triệu chứng của cảm cúm

Khi bị cảm cúm, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi thậm chí là đau nhức khắp cơ thể và đau lên cả vùng Mắt Sự đau nhức này có thể kéo dài từ vài ngày cho tới 1-2 tuần, khiến cơ thể luôn uể oải, yếu ớt và không muốn vận động.

Cảm lạnh đôi khi cũng gây ra tình trạng mỏi mệt nhưng với mức độ nhẹ hơn rất nhiều, thường chỉ là những cảm giác người bứt rứt khó chịu và hơi lười biếng chứ không tới mức đau nhức như khi bị cảm cúm.

5. Đau rát họng và ho là biểu hiện của cả cảm cúm và cảm lạnh

Đau họng thường là biểu hiện của cảm lạnh cảm cúm ít thường chỉ gây ho
Đau rát họng, đau khi nuốt và ho là biểu hiện thông thường của cảm cúm và cảm lạnh Tuy nhiên, cảm cúm luôn gây ho và ho khá nhiều, tiếng ho nặng, có thể có các cơn ho kéo dài và gây khó chịu ở ngực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật