Cảnh báo gia tăng nguy cơ tử vong cao do bệnh thủy đậu

Gần đây, dư luận trong nước đang “nóng” lên vì trường hợp một bé gái ở Nghệ An đã tử vong do biến chứng của bệnh thủy đậu. Điều này khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng về những mối nguy hại mà thủy đậu gây ra với sức khỏe. Vậy thủy đậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào và làm sao điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng của bệnh?

Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

Thủy đậu còn được dân gian đặt cho một tên gọi khác là trái rạ, có nguyên nhân là do virus varicella zoster. Đối tượng tấn công chủ yếu của thủy đậu là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu nên có nguy cơ cao mắc bệnh.

Điều khiến các bậc cha mẹ thường chủ quan khi con bị thủy đậu đó là quan điểm bệnh chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, với những dấu hiệu điển hình như: nổi mụn nước ở vùng đầu, mặt, chân và thân; kèm theo sốt nhẹ, lười ăn… Trong trường hợp không có biến chứng thì các nốt rạ sẽ khô dần, bong vẩy, không để lại sẹo và sức khỏe của trẻ cải thiện dần. Đó là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn nhưng không phải trường hợp nào cũng cải thiện tình trạng bệnh theo hướng tích cực như vậy.

Có rất nhiều biến chứng mà thủy đậu có thể gây ra với sức khỏe của người bệnh, bao gồm: nhiễm trùng da nơi mụn nước mọc nhiễm trùng huyết viêm phổi viêm não, suy gan… làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, mà bé gái 14 tuổi bị tử vong do biến chứng của thủy đậu thời gian vừa qua là trường hợp điển hình. Bên cạnh đó, biến chứng muộn của thủy đậubệnh zona sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đột quỵ sau này. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất dễ sảy thai sinh con dị tật, viêm phổi…

Những con số “biết nói” về bệnh thủy đậu trên thế giới

Để nói về mức độ nguy hiểm của thủy đậu, không gì khách quan hơn là chúng ta hãy nhìn vào những số liệu mà bệnh ảnh hưởng tới con người ở các quốc gia trên thế giới.

Trước khi vắc xin tiêm phòng thủy đậu có mặt (năm 1995), tại Mỹ, có khoảng 4 triệu người mắc bệnh mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trong đó, có gần 11.000 người đã phải nhập viện và số trường hợp tử vong là 100 đến 150 người mỗi năm.

Tại Úc, một nghiên cứu trên 144 trường hợp mắc thủy đậu với tỷ lệ tổng thể là 8,3/100.000 trẻ em mỗi năm. Tại Maori và đảo Thái Bình Dương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lên tới 74% trường hợp nhập viện. Các biến chứng của bệnh trong nghiên cứu bao gồm: nhiễm trùng (75%) hô hấp (11%), thần kinh (11%) rối loạn điện giải (6%) xuất huyết (4%) và không có trường hợp nào tử vong.

Không chỉ phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam, thủy đậu luôn được xem là một trong những bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Mức độ nguy hiểm của thủy đậu được thể hiện qua 2 khía cạnh, đó là khả năng lây lan cao trong cộng đồng nên trẻ rất dễ mắc và bệnh gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ người mắc thủy đậu ở nước ta luôn ở mức cao, trong khoảng 25.000 đến 40.000 trường hợp mà chủ yếu là trẻ em Do đó, việc phòng ngừa và điều trị thủy đậu sao cho hiệu quả luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, tránh biến chứng sang viêm phổi suy gan

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật