Cơn cảm lạnh đầu tiên của bé, 5 điều mẹ phải lưu tâm
Không ít mẹ đã phải đứng ngồi không yên với lần đầu này của con. Mẹ muốn con mình cảm thấy thoải mái, nhưng cho dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, bé vẫn khóc quấy và không thoải mái trong lần đầu tiên bị nhiễm lạnh
Theo các bác sĩ, một em bé được sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ em ở giai đoạn này rất dễ bị cảm lạnh hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động hết công suất. Ngoài ra trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại vi-rút gây ra cảm lạnh Để giúp các mẹ vượt qua tốt giai đoạn khó khăn này, dưới đây là đôi điều liên quan đến bệnh cảm lạnh ở trẻ mà mẹ nên lưu tâm.
Triệu chứng của bệnh
Những triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh thường là ngứa họng sổ mũi tịt mũi và hắt xì hơi. Dần dần sau đó, bé sẽ sưng họng ho sốt nhẹ và bắt đầu chán ăn Khi ấy, nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc màu xanh.
Cách đối phó khi trẻ bị cảm lạnh
Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh áp dụng các cách sau đây để giúp con dễ chịu và mau chóng khoẻ lại:
- Ở trẻ sơ sinh đa phần em bé chủ yếu thở bằng mũi nên khi bị cảm mũi bị ngạt em bé sẽ khó thở đặc biệt khi bú, vì thế mẹ nên chia nhỏ số lần bú mỗi ngày cho trẻ để tránh ngạt thở cho bé. Khi bú mẹ nên đặt bé cao đầu để bé dễ chịu hơn. Hoặc mẹ có thể dùng dụng cụ để bơm thức ăn dạng lỏng vào miệng bé cũng rất hiệu quả.
- Nhỏ mũi cho con với nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để con có giấc ngủ ngon hơn.
- Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bị ngạt mũi khó thở nên mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên. Mẹ có thể dùng máy hút mũi để lấy các chất dịch nhờn trong mũi cho bé cảm giác dễ chịu hơn, tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp an toàn. Thay vào việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ, các mẹ có thể làm trực tiếp bằng cách dùng miệng của mình cố gắng hút những chất dịch đó ra. Và chắc chắn một người mẹ thương con sẽ không ngần ngại gì khi dùng đến cách này.
- Khi bị cảm lạnh, trẻ dễ bị mất nước nên mẹ cần bổ sung thêm nước bằng cách mẹ uống nhiều nước để bé bú.
- Khi bé bị cảm lạnh bé sẽ bị nghẹt mũi và chủ yếu thở bằng miệng, do đó để giúp bé thở tốt hơn, các mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm không khí. Với độ ẩm thích hợp trong không khí đó sẽ là mềm các đường hô hấp và giúp long đờm làm cho bé có khẳ năng thở tốt hơn.
Trường hợp cần cho trẻ đi gặp bác sĩ
Theo các bác sĩ, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C và trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C thì người lớn cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Với các bé dưới 3 tuổi, khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu cảm lạnh dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ thì người lớn cũng nên cho bé đi gặp bác sĩ.
Ngoài ra, người lớn nên đưa bé đi khám nếu:
- Cảm lạnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài ngày
- khó thở ho dai dẳng
- Bé dường như bị kích thích tai, có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tai
- Dịch mũi có màu xanh lá cây, vàng.
Loại thuốc nên dùng cho bé khi bị cảm lạnh
Tuyệt đối không tự ý mua và cho bé uống thuốc mà cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ kê đơn và chỉ định liều lượng phù hợp. Vì thuốc cảm lạnh chống chỉ định sử dụng cho bé dưới 6 tuổi. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu cha mẹ tự ý mua thuốc điều trị khó kiểm soát được tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, theo tư vấn của các bác sĩ, mẹ có thể cho bé dùng thuốc paracetamol dạng lỏng (nếu bé trên 2 tháng tuổi) và thuốc ibuprofen dạng lỏng (nếu bé trên 3 tháng tuổi và nặng trên 5kg). Cả 2 loại thuốc này sẽ giúp trẻ giảm sốt và giảm đau cổ họng. Khi cho bé sử dụng, người lớn cần chú ý tuân thủ theo đúng liều lượng hướng dẫn, không được cho trẻ uống quá liều.
Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻ
Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lấy từ một bệnh nhân ho và hắt hơi Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:
- Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh
- Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày
- Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng em bé nên rửa sạch tay
- Sau khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.
- Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:09 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023