Dấu hiệu của bệnh loãng xương và một số cách ngăn ngừa bệnh

Loãng xương thường diễn biến một cách âm thầm. Người mắc bệnh sẽ không cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh loãng xương cho đến khi những dấu hiệu này trở nên rõ ràng. Thông thường, những dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Dưới đây là ba dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị loãng xương.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

- Gãy xương do một lực rất nhỏ tác động

Một người thường gãy xương khi có những va chạm mạnh như gãy xương trong tai nạn xe hơi hoặc ngã cầu thang... Tuy nhiên, nếu gãy xương chỉ với một cú va chạm nhẹ hoặc bị một vật rơi vào người ở một khoảng cách ngắn, rất có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh loãng xương.

- Đau xương hoặc khớp không giải thích được

Thời gian đầu, bệnh loãng xương không gây ra triệu chứng nào vì tình trạng mật độ xương giảm dần xảy ra rất chậm, thậm chí một số người không bao giờ xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, khi loãng xương khiến xương gãy hoặc vỡ, người bệnh có thể bị đau tùy thuộc vào loại gãy xương. Nhiều yếu tố có thể gây đau xương hoặc khớp nhưng loãng xương cũng có thể là nguyên nhân. Chấn thương xảy ra khi xương không có đủ sức mạnh để hỗ trợ trọng lượng cơ thể của bạn. Bất cứ lúc nào bạn bị đau xương hoặc khớp mà không thể giải thích được nguyên nhân, rất có thể tình trạng này liên quan đến vấn đề sức khỏe xương.

Đau xương khớp là đặc trưng dấu hiệu của bệnh loãng xương

Đau xương khớp là đặc trưng dấu hiệu của bệnh loãng xương

- Giảm chiều cao hoặc bị gù

Loãng xương có thể dẫn đến giảm chiều cao do đĩa đệm giữa các đốt sống trong cột sống bị khô và teo đi. Khi cột sống có tuổi, nó cũng có thể bị cong do mật độ xương giảm dần (loãng xương). Thậm chí, một vài người còn có thể bị gãy xương cột sống nếu không phát hiện kịp thời hoặc gặp các chấn thương ở vùng lưng.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào ở trên, hãy đi khám bác sĩ để yêu cầu kiểm tra mật độ xương. Loãng xương chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương. Việc điều trị loãng xương hiệu quả nhất khi nắm bắt được mức độ của bệnh.

Khi có dấu hiệu giảm chiều cao hoặc bị gù, hãy nghĩ ngay tới bệnh loãng xương

Khi có dấu hiệu giảm chiều cao hoặc bị gù, hãy nghĩ ngay tới bệnh loãng xương

Nếu không được phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh loãng xương, loãng xương trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn

Các cách giảm loãng xương

Thời gian tốt nhất để bắt và điều trị bệnh loãng xương là trước khi bạn phát triển bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Hiểu về các yếu tố nguy cơ của bệnh rất quan trọng. Mặc dù việc ngăn ngừa loãng xương là khó khăn nhưng nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giúp ngăn chặn tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.

- Cung cấp đủ canxi bằng cách thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Các nguồn canxi tốt nhất bao gồm các loại thực phẩm từ sữa như sữa sữa chuapho mát và một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bông cải xanh mầm Brussels, đậu. Nước camnho cũng là sự lựa chọn phù hợp.

- Phơi nắng: Ánh sáng mặt trời có thể kích thích cơ thể sản xuất vitamin D, cần thiết để hấp thu canxi cũng giúp tránh xuất hiện các dấu hiệu của bệnh loãng xương.

- Ăn thực phẩm giàu vitamin D: Một số thực phẩm giàu vitamin bạn có thể tham khảo như cá hồi cá ngừcá thu cũng như lòng đỏ trứng ganphô mai và sữa.

- Tập thể dục: Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ/chạy, nhảy dây, nâng tạ, chơi tennis, quần vợt, hoặc khiêu vũ là những cách hoàn hảo để phát triển xương chắc khỏe.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật