Điều trị bệnh dạ dày có cần thiết phải bổ sung thuốc kháng sinh?
Đừng thờ ơ khi thấy 4 dấu hiệu bất thường sau bữa ăn, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh dạ dày
3 thứ "hung thần" khiến dạ dày, đường ruột sợ hãi nhất: Bạn có đang làm hàng ngày không?
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng
Đã có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh có nhiều thuyết phục hơn cả và đã tồn tại một thời gian khá dài trong nhiều thập niên. Song hành với giả thuyết thần kinh, một giả thuyết về sự có mặt của một loại vi khuẩn tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày cũng đã được đề cập đến.
Năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) đã thành công trong việc nuôi cấy, phân lập xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Helicobacter pylori (viết tắt là HP). Và kể từ đây có nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau liên quan đến vi khuẩn HP. Đây cũng là một bước ngoặt lớn giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có nhiều khả quan hơn.
Ngoài vi khuẩn HP thì viêm loét dạ dày - tá tràng còn có một số nguyên nhân khác như dùng aspirin hoặc dùng aspirin hoặc dùng thuốc kháng viêm không steroid không đúng chỉ định hoặc uống nhiều rượu bia hoặc ngộ độc thực phẩm gây viêm dạ dày cấp.
Xoắn khuẩn H.Pylori gây bệnh dạ dày.
Nguyên tắc điều trị bệnh dạ dày - tá tràng
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm.
Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium.
Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh).
Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 - histamin Các loại thường dùng là cimetidin ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu chóng mặt mệt mỏi tiêu chảy táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới).
Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress).
Để việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày - tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân.
Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm.
Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:09 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023