Điều trị bệnh mạch vành như thế nào, bạn không biết cực phí

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Có hai loại đau thắt ngực, đó là đau thắt ngực ổn định và hội chứng mạch vành cấp; hội chứng mạch vành cấp gồm có đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực ổn định là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến một mức độ nào đó hay trong cùng một hoàn cảnh.

Còn hội chứng mạch vành cấp khi đau thắt ngực xảy ra bất kỳ, cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức nhưng không đỡ khi ngừng gắng sức. Cơn đau thắt ngực không ổn định sẽ tự hết hoặc sau khi dùng các thuốc nitroglycerin và có nguy cơ dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một nhánh của động mạch vành bị tắc hoàn toàn với biểu hiện của cơn đau thắt ngực xuất hiện khi nghỉ đau thường dữ dội, kéo dài và không hết sau khi dùng nitroglycerin

Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời vì dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim Do đó, khi bị đau thắt ngực cần được nghỉ ngơi ngay dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Về thuốc điều trị, hiện nay có nhiều loại thuốc và có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều thứ thuốc với nhau như: các thuốc chống kết vón tiểu cầu (aspirin, ticlide, plavix); các thuốc ức chế thụ thể beta (như tenormine betaloc ); các thuốc chẹn kênh calci (amlordipin, tildiazem...); các thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như zocor crestor lipitor hay nhóm fibrat như lipanthyl lopid ). Và một điều rất quan trọng là sửa chữa các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá; điều trị tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp

Ngoài các thuốc ra thì có thể điều trị bằng biện pháp can thiệp động mạch vành qua da nhằm tái lưu thông dòng máu trở lại bình thường ở đoạn động mạch vành bị hẹp mà không phải mổ. Nếu bệnh nặng hơn thì có thể phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành.

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Do vậy phải thay đổi các thói quen xấulối sống tĩnh tại là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Bằng cách bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên và thích hợp (tốt nhất là >1 giờ/ngày); tránh các stress (căng thẳng trong cuộc sống công việc); ăn giảm muối, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật (đặc biệt là lòng hay dạ dày lợn...); hạn chế ăn nhiều đồ ngọt... là biện pháp tốt nhất để dự phòng các bệnh mạn tính nói chung và bệnh lý tim mạch nói riêng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật