Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Do chức năng của cơ thể bị suy giảm: Khi tuổi cao các chức năng sinh lý bị suy giảm một cách đáng kể tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh Sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị hủy hoại và như vậy, ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm
Do bệnh tật: Hay gặp nhất là đau nhức xương khớp nhiều khi đau nhức không thể ngủ được nhất là khi trái gió trở trời Những người mắc các bệnh về tim mạch nhất là tăng huyết áp thiếu máu cơ tim hen phế quản viêm phế quản mạn tính đầy hơi trướng bụng, rối loạn tiêu hóa tiền liệt tuyến đái tháo đường cũng thường không ngủ được hoặc khó ngủ.
Do ảnh hưởng của môi trường sống: Nhà cửa chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, nhiều bụi bẩn, mất vệ sinh làm cho người cao tuổi rất khó ngủ, thậm chí không ngủ được.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Người cao tuổi nếu ăn uống quá no, đủ lượng nhưng thiếu chất hoặc ăn uống thiếu thốn cả lượng và chất thì ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ thường ngày. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia rượu ăn nhiều chất kích thích (bia, rượu, trà đặc, cà phê) cũng gây khó ngủ đặc biệt đối với những người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường.
Sử dụng các loại thuốc có thể gây mất ngủ: thuốc chống trầm cảm; thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm có chứa cồn; thuốc giảm đau có chứa cafe thuốc lợi tiểu corticoid hormone tuyến giáp thuốc điều trị tăng huyết áp cũng là những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Ở người cao tuổi cũng dễ xảy ra tình trạng đảo lộn giấc ngủ không ngủ được vào ban đêm mà ngủ vào ban ngày. Người bệnh không ngủ được vào ban đêm và cả ban ngày cũng bị đảo lộn giấc ngủ. Ban đêm người bệnh rất tỉnh táo, cơ thể làm việc bình thường, trong khi mọi người đang ngủ. Việc điều trị để đưa giấc ngủ trở về đêm như bình thường bằng cách không cho người bệnh ngủ vào ban ngày. Nếu ban đêm không ngủ được, có thể dùng thêm thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ, sau đó giảm liều an thần trong vài ngày đến vài tuần cho đến khi ngủ được bình thường thì ngưng thuốc an thần.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:07 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:09 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023