Nhiễm khuẩn niệu trẻ em: Dùng thuốc thế nào hiệu quả?

Nhiễm khuẩn niệu trẻ em có thể gây tác hại cho thận sau này nên cần dùng thuốc sớm và đúng cách.

Nhiễm khuẩn niệu và cách nhận biết

Từ khi sinh ra cho đến lúc 8 tuổi có khoảng 8% số bé gái và 2% bé trai bị ít nhất một lần nhiễm khuẩn niệu. Các tác nhân gây bệnh thường là Escherichia coly (chiếm khoảng 85%) sau đó là các chủng khác như: Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Syaphylococcus saprophyticus, Enterococcus…

Nhiễm khuẩn niệu gây khiếm khuyết nhu mô thận chiếm khoảng 3 - 15% số trẻ mắc  trong vòng 1 - 2 năm kể từ khi chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu lần đầu.

Trong số nhiễm khuẩn niệu thì trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao nhất về kiếm khuyết nhu mô thận Một nghiên cứu của Thụy Điển cho biết trẻ ở tuổi ấu thơ mắc bệnh thận - bể thận có sẹo thận về sau bị tăng huyết áp 23%, bị bệnh thận giai đoạn cuối 10%.Tuy nhiên, dữ liệu đưa ra còn hạn chế, sau này các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ mối liên quan giữa bệnh thận - bể thận và bệnh thận giai đoạn cuối.

Nhiễm khuẩn niệu trẻ thường có các biểu hiện sau: trẻ sốt cao, run toàn thân, trẻ nhỏ đôi khi không sốt; có thể thấy vàng da hạ thân nhiệt (như một nhiễm khuẩn huyết ); nếu bị viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới  sẽ thấy trẻ đái rắt, đái rặn, nhiều trẻ còn la hét sợ hãi khi đái bàn tay trẻ trai có thể có mùi khai (do nắm kéo dương vật); đôi khi trẻ kêu đau ở vùng hạ vị; nếu bị viêm nhiễm đường tiết niệu trên thì ngoài tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc như trên, trẻ có thể kêu đau ở vùng thượng vị.

Ở trạm y tế xã phường, trẻ sẽ được thử bằng que nhúng nước tiểu khi soi tươi sẽ thấy bạch cầu trong nước tiêu tăng hơn chi số bình thường. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho dùng các kháng sinh thông thường theo chỉ dẫn  của trạm y tế xã. Ỏ bệnh viện tỉnh có thể trẻ sẽ được xét nghiệm vi khuẩn; chờ có kết quả mới dùng thuốc

Thuốc và cách dùng

Các thuốc thường dùng:

Amoxicilin + axít clavulanic: trước đây chỉ dùng amoxicilin nhưng nay nếu dùng đơn thường bị vi khuẩn kháng nên thường dùng amoxicilin + axít clavulanic thuốc có thể gây tiêu chảy buồn nôn nổi mẩn.

Các cephalosporin: nguyên tắc chung dùng thế hệ 1 (cephalexin, ceprozil) trước; nếu không đáp ứng thì dùng sang các thế hệ sau như cefpodoxim cefixim thuộc thế hệ 3.

Các fluoroquinolon: trước đây trong các thử nghiệm trên súc vật thấy fluoroquinolon làm hỏng khớp chịu lực của động vật còn non nên đã đưa ra khuyến cáo không dùng fluoroquinolon cho trẻ em dưới 18 tuổi, ngày nay vẫn còn giữ khuyến cáo này. Tuy nhiên, trong gần 20 năm qua trên lâm sàng người ta chưa thấy tác hại này trên khớp của người lớn và cả trẻ em trong một số người bệnh có dùng fuoroquinolon. Trong nhiễm khuẩn niệu trẻ em, FDA cho dùng cyprofloxacin cho trường hợp nhiễm Escherichia coly có biến chứng viêm thận - bể thận cho trẻ từ 1 - 17 tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ hướng dẫn chỉ nên dùng fluoroquinolon cho các trường hợp nhiễm khuẩn niệu trẻ em do Pseudomonat aeruginosa hay các vi khuẩn gram âm đa kháng khác. Như vậy, fluoroquinolon được phép dùng cho nhiễm khuẩn niệu trẻ em nhưng ở mức hạn chế.

Thời gian một đợt dùng thuốc:

Về đường uống: với các kháng sinh thông thường amoxicilin + axít clavulanic cephalexin ceprozil, cefpodoxim, cefixim đã có nghiên cứu dùng trên các nhóm trẻ 2 - 4 ngày và dùng trên các nhóm trẻ 7 - 14 ngày thấy các kết quả ở cả hai nhóm như nhau về đánh giá xét nghiệm vi khuẩn và đánh giá sự kháng thuốc Dùng hai phác đồ này hơn là dùng phác đồ điều trị liều cao duy nhất trong một ngày.

Về đường tiêm tĩnh mạch: trong trường hợp viêm thận - bể thận: dùng kháng sinh uống trong 10 - 14 ngày vẫn cho hiệu quả. Cũng có thể dùng kháng sinh đó tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn 2 - 4 ngày, sau đó dùng kháng sinh uống.

Có nên dùng kháng sinh dự phòng?

Các nghiên cứu cho hay rằng, trên trẻ em khỏe mạnh bị nhiễm khuẩn niệu lần đầu, dùng kháng sinh dự phòng không làm giảm được nguy cơ tái phát. Trên trẻ em từ 2 tháng - 7 tuổi có nhiễm khuẩn niệu lần đầu bao  gồm cả  trẻ có trào ngược  bàng quang niệu quản mức nhẹ và trung bình, việc dùng kháng sinh dự phòng sau đó 12 tháng cũng không làm giảm nguy cơ tái phát nhiễm khuẩn niệu. Cũng có một nghiên cứu năm 2008 cho rằng, dùng kháng sinh dự phòng sẽ có lợi cho trẻ em có trào ngược bàng quang - niệu quản nặng. Như vậy, lợi ích dùng kháng sinh dự phòng chưa có kết luận thống nhất. Theo đó, không nên dùng kháng sinh dự phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật