Sốt rét sơ nhiễm rất dễ chuyển thành sốt rét ác tính gây tử vong

Sốt rét sơ nhiễm có thể phân thành các thể bệnh khác nhau tùy theo cơn sốt, triệu chứng lâm sàng hoặc có trường hợp không sốt do chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm.

Các thể bệnh sốt rét sơ nhiễm?

Sốt rét sơ nhiễm có thể phân thành các thể bệnh khác nhau tùy theo cơn sốt, triệu chứng lâm sàng hoặc có trường hợp không sốt do chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm.

Theo cơn sốt: có các thể bệnh như sốt cao liên tục, sốt dao động, sốt chồng cơn, sốt cách 2 ngày một cơn.

Theo triệu chứng lâm sàng: có thể nhẹ với triệu chứng nghèo nàn; thường gặp khi nhiễm chủng loại ký sinh trùng Plasmodium vivax, Plasmodium malariae; hiếm gặp hơn đối với chủng loại Plasmodium falciparum. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân sốt rét sơ nhiễm do bị nhiễm chủng loại Plasmodium falciparum đều gây nên thể bệnh nặng.

Các trường hợp sốt rét sơ nhiễm không sốt thường gặp ở những người bệnh bị nhiễm chủng loại Plasmodium vivax vì chúng có thời gian ủ bệnh dài hơn so với các chủng loại ký sinh trùng khác.

Phân biệt sốt rét sơ nhiễm với một số bệnh khác

Trong chẩn đoán xác định bệnh, cần phân biệt sốt rét sơ nhiễm với một số bệnh khác như thương hàn, sốt mò sốt xuất huyết độ I, nhiễm virut đường hô hấp trên để loại trừ và tránh nhầm lẫn.

Đối với bệnh thương hàn: sốt rét sơ nhiễm và thương hàn đều có triệu chứng sốt liên miên, li bì gan lách sưng to bạch cầu không cao... Tuy vậy, thương hàn khác ở đặc điểm lưỡi bệnh nhân khô, có rêu lưỡi, viền đỏ; bụng đầy trướng hơi, hố chậu phải có tiếng óc ách, gõ đục; phân thường lỏng, mùi hôi thối, có màu mận chín từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3; triệu chứng thiếu máu không tăng rõ như sốt rét, bạch ầu ái toan thường âm tính, kết quả xét nghiệm Vidal dương tính.

Đối với bệnh sốt mò: sốt mò cũng có triệu chứng sốt cao liên tục, xuất hiện vào mùa mưa bạch cầu bình thường như sốt rét sơ nhiễm. Tuy vậy, sốt mò khác ở đặc điểm có nốt loét đặc hiệu vảy màu đen, không đau không ngứa, hạch sưng to ở khu vực nốt loét, hồng cầu không giảm rõ; phản ứng kết hợp bổ thểmiễn dịch huỳnh quang gián tiếp với kháng nguyên đặc hiệu dương tính có giá trị tương đối.

Đối với bệnh sốt xuất huyết độ I: sốt xuất huyết độ I dễ nhầm lẫn với sốt rét sơ nhiễm vì sốt dao động, bạch cầu cũng giảm. Tuy vậy sốt xuất huyết độ I có đặc điểm thường chỉ sốt từ 3 - 7 ngày rồi tự trở lại bình thường; da và niêm mạc sung huyết rõ, dấu hiệu dây thắt dương tính; có máu chậm đông tại mũi kim tiêm chích, thời gian chảy máu thường dài tiểu cầu giảm, hematocrite tăng, phản ứng Mac Elisa IgM dương tính.

Cần lưu ý, trong một số trường hợp, sốt rét sơ nhiễm mới mắc bệnh lần đầu, bệnh nhân bị suy yếu và bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc có thể gặp thể bệnh sốt rét dai dẳng với triệu chứng sốt lai rai, điều trị hết đợt thuốc vẫn không sạch ký sinh trùng hoặc cắt cơn sốt được khoảng từ 1 - 2 tuần rồi bị sốt trở lại.

Điều trị sốt rét sơ nhiễm: 
Đối với trường hợp nhiễm virut đường hô hấp trên như virut cúm, adenovirus: người bệnh có da và niêm mạc bị sung huyết, thường ho kèm theo viêm mũi họng và đường hô hấp trên; không có triệu chứng thiếu máu; đợt sốt trung bình chỉ kéo dài khoảng từ 3 - 5 ngày.

Việc điều trị sốt rét sơ nhiễm thực hiện đúng theo nguyên tắc chung của điều trị sốt rét sau khi phát hiện và chẩn đoán xác định bệnh. Phải điều trị sớm, đúng và đủ liều thuốc Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan khi bị nhiễm Plasmodium falciparum và điều trị tiệt căn khi bị nhiễm Plasmodium vivax.

Các trường hợp sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum không được dùng một loại thuốc sốt rét đơn thuần mà bắt buộc phải điều trị bằng thuốc sốt rét phối hợp để hạn chế sự kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị. Ngoài ra, điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu phải kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Vấn đề cần quan tâm là sốt rét sơ nhiễm dễ chuyển thành sốt rét ác tính gây hậu quả tử vong. Vì vậy, phải phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Một số trường hợp người dân ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có khả năng chưa có miễn dịch đối với sốt rét đã xuất khẩu lao động bất hợp pháp đến làm việc tại nước Cộng hòa Angola thuộc châu Phi, nơi có bệnh sốt rét lưu hành nặng trong năm 2013 và những năm trước đây được xác định đều bị mắc sốt rét sơ nhiễm và chuyển thành sốt rét ác tính gây tử vong.

Điều này cần được cộng đồng người dân cảnh báo và quan tâm để phòng ngừa sự mắc bệnh khi đi từ vùng không có sốt rét vào các vùng có sốt rét lưu hành. Sốt rét sơ nhiễm là con đường dễ dẫn đến sốt rét ác tính và tử vong  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật