Thời tiết giao mùa, bệnh hô hấp nặng tăng cao chóng mặt

Đối trẻ dưới 5 tuổi, một năm có thể mắc bệnh hô hấp khoảng 5 - 8 lần là bình thường. Tuy nhiên, vào những lúc thời tiết chuyển mùa ở miền Nam như hiện tại thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh hô hấp tăng cao, nhất là viêm phổi chiếm khoảng 70%...

Cắt thùy phổi lúc 6 tháng tuổi

Tại gường số 4, phòng Cấp Cứu Lưu, khoa hô hấp 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, bé Nguyễn T.M.T (6 tháng tuổi, Bình Thuận) đang nằm thở oxy, dẫn lưu mủ, khí và chờ mổ vì bị viêm phổi nặng, biến chứng gây viêm mủ màng phổi và tràn khí suy hô hấp ThS.BS. Trần Thị Thu Loan, trưởng khoa cho biết, bệnh nhi M.T cũng là ca bệnh nặng tuyến dưới chuyển lên.

Tình trạng viêm phổi ở bé M.T rất nặng nên các BS phải dẫn lưu mủ và cả khí cho bệnh nhi này. Tuy nhiên, hiện tượng tràn khí vẫn không đáp ứng khi dẫn lưu nên bắt buộc BS phải cho phẫu thuật cắt bỏ một thùy phổi.

Mẹ của bé M.T cho biết, bé đã được chẩn đoán viêm phổi khi nhập viện ở bệnh viện huyện, khi đó bé bị sốt cao hơn 390C, được 1 tuần thì bé trở nặng nên được chuyển lên bệnh viện tỉnh điều trị 8 ngày nhưng bé bệnh càng nặng hơn và phát hiện bị viêm mủ màng phổi nên chuyển lên đây.

Ở giường số 3, cạnh bên bé M.T là một em bé đến từ Campuchia chuyển đến, cũng bị viêm phổi nặng phải thở máy.

Tại giường 110, phòng bệnh 18, khoa Hô hấp 1 thì bé Nguyễn Thanh B. (38 tháng tuổi, TP. Vũng Tàu) đã nhập viện gần 2 tháng vì viêm phổi bội nhiễm viêm mủ màng phổi cũng phải dẫn lưu mũ và tiêm kháng sinh bằng kim tiêm máy, chụp phim CT mấy lần nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm bao nhiêu. Mẹ bé Thanh B. lo lắng, từ ngày mới sinh đến nay, đây là bệnh đầu tiên của bé, không ngờ bé B. lại bị nặng như vậy. Bé cứ bớt bệnh, hết sốt vài ngày và chuẩn bị được xuất viện thì lại sốt trở lại nên… chưa biết khi nào mới khỏi bệnh.

Không phải lúc nào viêm phổi cũng sốt

Theo các chuyên gia thì bệnh hô hấp là bệnh thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. ThS.BS. Thu Loan cho biết thêm, do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện và đang trong thời kỳ hoàn thiện nên trẻ em rất dễ mắc bệnh hô hấp khi giao mùa mùa lạnh, thời tiết nắng mưa thất thường, ẩm nên trẻ dễ mắc bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 1 tuổi bệnh hen suyễn viêm phổi… Điều đáng lo ngại đó là tình trạng bệnh diễn tiến nặng gặp ở trên tất cả các đối tượng bệnh nhi từ những trẻ suy dinh dưỡng đến cả những trẻ bị béo phì trẻ suy giảm miễn dịch và cả những đứa trẻ có thể trạng tốt. Tình trạng viêm phổi do vi khuẩn kháng thuốc nên diễn tiến bệnh rất nhanh chỉ khoảng 24 - 48 tiếng đồng hồ đã trở nặng, mặc dù trước đó bác sĩ khám nghe phổi còn thấy “êm” không phát hiện bệnh, hay có nhiều ca bị viêm phổi nhưng lại không bị sốt mà chỉ có ho hay sốt nhẹ thoáng qua.

Không phải chỉ mình phụ huynh chủ quan về bệnh của trẻ mà đôi khi có nhiều bác sĩ không chuyên khoa cũng dễ bỏ sót bệnh khiến trẻ bị viêm phổi nặng hơn. Theo ThS.BS. Thu Loan, khi trẻ chỉ bị ho mà vẫn chơi bình thường ăn uống tốt thì chỉ cần cho bé uống sirô thảo dược Tuy nhiên, sau 3 ngày mà thấy bé vẫn còn ho, tốt nhất là hãy đưa trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn, dặn dò cụ thể.

Các bác sĩ cũng cảnh báo một số phụ huynh hay tự ý mua thuốc corticoids (kháng viêm) như: solupred prednisone dexamethasonecho trẻ uống vì các loại thuốc này khiến các triệu chứng của bệnh bị che mờ khiến bệnh của trẻ bị nặng hơn.

Khi cho trẻ đi khám bệnh nếu uống thuốc mà không bớt bệnh thì phải tái khám ngay chứ không nên đợi đến hẹn, và cũng không được tự ý ngưng khi thấy trẻ bớt triệu chứng khi dùng thuốc được vài ba ngày. Khi đi khám bệnh hô hấp mà uống thuốc kháng sinh 3 ngày không bớt thì BS phải đổi thuốc khác hoặc phải cho chụp phim X-quang để kiểm tra.

Việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh và cả ngay khi khỏi bệnh cũng phải chú ý đến đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết nhưng lưu ý là phải tăng cường đạm và béo cho các bệnh nhân này, không nên ăn quá nhiều chất bột đường…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật