Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Trên 5000 ca mắc mới, 2000 người tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm, tương đương 9 người chết 1 ngày là những con số giật mình về ung thư cổ tử cung. Liệu bạn đã biết bảo vệ mình khỏi căn bệnh nguy hiểm này?

Ung thư cổ tử cung: bức tranh tương phản rõ nét giữa giàu và nghèo

Ung thư cổ tử cung đe dọa cuộc sống tính mạng của hàng nghìn phụ nữ trên thế giới với số lượng mắc lên tới gần 300 nghìn người. Đặc biệt, tỷ lệ mắc mới và tử vong chủ yếu rơi vào nhóm nước đang phát triển, chiếm khoảng 85%. Tỷ lệ mắc và tử vong cũng có sự chênh lệch rõ ràng giữa phụ nữ ở nông thôn và thành thị.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Giải thích nguyên nhân về sự chênh lệch này, bác sĩ Nguyễn Thị Dung – Khoa Ung bướu bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: phụ nữ sinh sống tại những khu vực kinh tế kém phát triển thường hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, chẳn hạn như tiêm phòng ung thư cổ tử cung khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Thêm vào đó, do ít khi đi khám nên thường phát hiện muộn chất lượng điều trị chưa được tốt bằng những nơi có kinh tế phát triển.

Sinh con sớm, nạo phá thai nhiều lần, v.v. cũng đóng góp vào nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa và phát hiện sớm

Cũng theo bác sĩ Dung ung thư cổ tử cungbệnh ung thư nguy hiểm, nhưng rất dễ phòng ngừa và phát hiện sớm, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Trong số trên 100 loại vi rút HPV được tìm thấy thì HPV 16 và HPV 18 là hai tuýp vi rút nguy cơ cao, hiện diện ở khoảng 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, hiện nay chị em có thể tiêm phòng vắc xin HPV, giúp phòng ngừa các loại HPV gây mụn cóc sinh dục và HPV 16,18 – gây ung thư cổ tử cung

Độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng là nữ giới ở độ tuổi 9 – 26 tuổi, chưa quan hệ tình dục

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Song song với việc tiêm phòng phụ nữ đã quan hệ tình dục nên khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kì, bao gồm xét nghiệm Pap và HPV.

Xét nghiệm Pap: khuyến khích cho tất cả chị em đã quan hệ tình dục Xét nghiệm này nhằm phát hiện những bất thường ở tế bào cổ tử cung. Nếu xét nghiệm bình thường, chị em phụ nữ cần lặp lại 1 – 3 năm 1 lần. Nếu xét nghiệm bất thường, phát hiện tiền ung thư bác sĩ có thể tư vấn điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển, ngoài ra chị em cần làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để theo dõi.

Đối với xét nghiệm HPV: Khuyến khích cho chị em từ trên 30 tuổi, đã quan hệ tình dục Xét nghiệm này giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV – yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa ung thư.

Lưu ý, trước khi thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, chị em cần tránh quan hệ 2 ngày trước khi đi khám, không thụt rửa âm đạo hay đi khám khi đang có kinh nguyệt

Đi khám khi có dấu hiệu bất thường: Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung như chảy máu ở âm đạo (chảy máu sau quan hệ, chảy máu sau mãn kinh, kinh nguyệt nhiều và kéo dài bất thường), tiết dịch âm đạo nhiều, có màu lạ đau vùng xương chậu mệt mỏi v.v. Khi gặp các triệu chứng này, chị em nên tới ngay các bệnh viện để thăm khám sớm. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi với tỷ lệ rất cao (94%) nếu như được chẩn đoán và điều trị sớm.

 

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật