5 biện pháp bảo vệ đường hô hấp trẻ mà không dùng kháng sinh

Không ít phụ huynh hễ con có vấn đề đường hô hấp là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định, kháng sinh không phải giải pháp tốt nhất bảo vệ đường hô hấp trẻ, 5 biện pháp sau mới là tối ưu.

Kháng sinh không phải lựa chọn tốt nhất cho bệnh hô hấp trẻ em

Kháng sinh không phải lựa chọn tốt nhất cho bệnh hô hấp trẻ em

Giữ gìn vệ sinh mũi họng, răng miệng

Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng cách súc họng nước muối loãng rửa mũi cho trẻ đúng cách và có thể dùng khí Dung với những trẻ có bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản COPD… Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý môi trường sống của trẻ không quá khô, không quá ẩm thấp để duy trì độ ẩm thích hợp.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé bằng nước muối loãng

Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé bằng nước muối loãng

Cao răng chân răng là nơi sinh sống của rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như phế cầu, liên cầu khuẩn. Trẻ nên được phụ huynh dạy cách chăm sóc răng miệng tại nhà, lấy cao răng định kỳ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp từ các bệnh răng lợi gây ra.

Giữ ấm đường thở

Khi đường thở của trẻ bị lạnh là lúc miễn dịch tại chỗ suy yếu. Miễn dịch trên niêm mạc đường hô hấp đóng góp tới 80% khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp của cơ thể, chính vì vậy, việc giữ ấm đường thở cho trẻ là đặc biệt quan trọng để phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp khi thời tiết giao mùa như chuyển từ nóng sang mưa lạnh giống khí hậu trong miền Nam Việt Nam và mùa đông tại miền Bắc Việt Nam. Phụ huynh có thể giữ ấm đường thở cho trẻ bằng cách quàng khăn khi trời lạnh, đeo khẩu trang, bật điều hòa ở nhiệt độ từ 27 tới 29 độ C, cho trẻ uống nước ấm…

Tiêm phòng vaccine

Vaccine phế cầu giúp giảm tới 47% lượng kháng sinh điều trị phế cầu cho trẻ

Vaccine phế cầu giúp giảm tới 47% lượng kháng sinh điều trị phế cầu cho trẻ

Vaccine phòng bệnh đường hô hấp như ho gà, bạch hầu là bắt buộc phải tiêm. Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại vaccine là vaccine phòng Cúm và vaccine phế cầu do phụ huynh quyết định có tiêm cho trẻ hay không. Cúm thường phổ biến trong mùa đông và là nguyên nhân gây bội nhiễm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm cho trẻ. Trong khi đó phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi, là nguyên nhân chính trong nhiều bệnh lý hô hấp khác như viêm tai giữa viêm họng… Các chuyên gia của WHO khẳng định, tiêm vaccine phế cầu giúp giảm tới 47% lượng kháng sinh điều trị phế cầu khuẩn ở trẻ.

Sử dụng thảo dược

Các loại thảo dược được sử dụng trong bệnh lý hô hấp trẻ với nhiều mục đích khác nhau như sâm Siberia giúp tăng cường miễn dịch tăng sức bền phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Các loại tinh dầu thảo dược được ứng dụng trong các dịch xông mũi họng để giúp thông thoáng đường thở, giảm bớt các triệu chứng dị ứng đường thở. Một số loại thảo dược như hoa Grindelia có tác dụng ức chế mạnh các cơn ho do kích ứng và loại bỏ đờm dư trong đường hô hấp trẻ.

Sử dụng Ly giải vi khuẩn hô hấp

Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm là giải pháp đột phá chống bệnh hô hấp cho trẻ

Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm là giải pháp đột phá chống bệnh hô hấp cho trẻ

Ly giải vi khuẩn hô hấp là hỗn hợp các loại vi khuẩn hô hấp đã được loại bỏ phần lõi, chỉ còn lại phần vách tế bào vi khuẩn. Khi được sử dụng vào trong cơ thể, hỗn hợp ly giải vi khuẩn sẽ kích thích cơ thể sinh ra các miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu để chống lại nhiễm trùng hô hấp trong các lần sau đó gây ra bởi các loại vi khuẩn thường gây bệnh hô hấp. Đặc biệt, hỗn hợp Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm có tác dụng kích thích mạnh miễn dịch tại chỗ, trên niêm mạc đường hô hấp, do đó tăng cường mạnh mẽ khả năng phòng bệnh hô hấp so với các dạng dùng khác như dạng uống.

Đây được coi như dạng vaccine đường uống phòng chống nhiễm trùng hô hấp hiệu quả được ứng dụng rộng rãi tại các nước châu Âu. Nghiên cứu tại CH Séc năm 2005-2006 cho thấy, việc sử dụng một hỗn hợp ly giải chứa 3 loại vi khuẩn hô hấp giúp giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp tính trong mùa đông. Sử dụng 1 tháng cho hiệu quả bảo vệ tới 3 tháng.

Tóm lại kháng sinh không phải giải pháp triệt để bảo vệ đường hô hấp trẻ. Vệ sinh mũi họng, giữ ấm đường thở, tiêm phòng vaccine, nâng cao miễn dịch và sử dụng Ly giải vi khuẩn hô hấp là các biện pháp đặc biệt vừa giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, vừa giúp trẻ mau chóng hồi phục khi bị bệnh và giảm lệ thuộc kháng sinh cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật