Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ngay tại nhà tốt nhất

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm tới nay, toàn quốc đã ghi nhận hơn 7.330 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM), trong đó có 2 trường hợp tử vong. Bệnh tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 - 5 hàng năm.

Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh TCM tại nhà để bạn đọc tham khảo.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh TCM do Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra với dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đau miệng loét miệng; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay lòng bàn chân, gối, mông.

Thời gian ủ bệnh (3 - 6 ngày) bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua cũng có thể sốt cao 39 - 40 độ C) đau họng chảy nước bọt nhiều biếng ăn tiêu chảy vài lần trong ngàytrẻ kém linh hoạtĐôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch dưới hàm ho chảy mũi...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Giai đoạn toàn phát: Sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh với biểu hiện phát ban ở các vị trí đặc hiệu và loét miệng

Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 - 3mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc.

Ở da: Xuất hiện các bóng nước từ 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Dấu hiệu toàn thân: Trong giai đoạn diễn tiến khi virut xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ; li bì mê sảng co giật

Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7 - 10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Với những trẻ bị TCM thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Cụ thể:

Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

Thuốc men: Chỉ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốtgiảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.

Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng

Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin b 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa ly uống nước chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn

Theo dõi sát tình trạng bệnh: Tốt nhất trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Chú ý, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau.

Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Khi thấy trẻ sốt cao, mụn nhiều là dấu hiệu nặng, nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh tim mạch hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 của bệnh. Vì vậy khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau thì phải đưa trẻ nhập viện ngay: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình hoảng hốt run tay chân chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

Phòng bệnh vẫn là tốt nhất

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử khuẩn bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc). Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho. Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.

Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 - 10 ngày). Điều cần lưu ý với các bà mẹ là bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ ho khan nổi ban... giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không cũng nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà để được khám chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật