Cảnh báo từ bác sĩ: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh điều trị khi trẻ bị cúm

Thời điểm mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm. Đáng lưu ý, thời gian gần đây đã có gần 100 cháu phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trong 2 tuần qua, hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đáng lưu ý, trong đó gần 100 cháu phải nhập viện điều trị. Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm.

Khi trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng nhiều với thuốc hạ sốt kèm theo hắt hơi, sổ mũi... là triệu chứng của trẻ bị mắc bệnh cúm

Khi trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng nhiều với thuốc hạ sốt kèm theo hắt hơi, sổ mũi... là triệu chứng của trẻ bị mắc bệnh cúm

Sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí có trẻ bị co giật viêm mũi ho nhiều khiến trẻ chảy máu mũi đau họng mệt lả kèm theo các bệnh lý khác là những triệu chứng của gần 30 trẻ đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là những trường hợp mắc các chủng cúm nặng, nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác như hen phế quản mới phải nhập viện

Theo các bác sĩ, khi mắc cúm mùa thông thường trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng hai tuần qua, số trẻ bị cúm phải nhập viện điều trị tăng cao do mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi

BS Đỗ Thiện Hải- Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đối với trẻ khỏe mạnh bình thường cũng có những vi khuẩn cư trú ở hầu họng. Khi mắc cúm niêm mạc đường hô hấp ít nhiều có tổn thương. Nếu chúng ta chăm sóc không cẩn thận không sạch sẽ thì có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây bệnh.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Hải, khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu chúng ta chăm sóc trẻ tốt, thường trẻ bị cúm sẽ không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì sẽ không phải sử dụng thêm kháng sinh bởi vì về bản chất thuốc kháng sinh vừa không có tác dụng đối với các loại virus gây bệnh cúm vừa khiến cho trẻ dễ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh

“Cha mẹ lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ khi có con bị cúm nhẹ không nhất thiết phải dùng thuốc kháng virus tamiflu vì thuốc tamiflu không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị các trường hợp cúm mùa thông thường, chỉ trong một số trường hợp cúm nặng thì có thể nên sử dụng.

Với trường hợp mắc một số chủng cúm nặng, nguy cơ viêm phổi suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác ví dụ hen phế quản thì gia đình cần đưa trẻ dến cơ sở y tế để thăm khám và quyết định cho trẻ nhập viện hay không. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc phù hợp”- BS Hải nói.

Các triệu chứng điển hình khi mắc cúm gồm: sốt cao liên tục, không đáp ứng nhiều với thuốc hạ sốt kèm theo hắt hơi sổ mũi đau rát họng một số có biểu hiện viêm phế quản

Các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm chủng được coi là moọt trong những giải pháp phòng chống bệnh cúm cho trẻ, đặc biệt các trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh này trong mùa đông xuân

Các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm chủng được coi là moọt trong những giải pháp phòng chống bệnh cúm cho trẻ, đặc biệt các trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh này trong mùa đông xuân

Trẻ bị cúm mùa thông thường tự khỏi sau 3 - 5 ngày nên có thể điều trị tại nhà nhưng cần được chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm vi khuẩn khác.

Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ: Các chuyên gia khuyến cáo với những  trẻ có nguy cơ cơ địa suy giảm miễn dịch bị hen phế quản viêm phế quản co thắt thì nên tiêm cúm cho trẻ để đảm bảo trẻ đỡ mắc bệnh trong mùa này. Việc tiêm phòng sẽ có tác dụng khoảng 1-2 năm.

Chăm sóc trẻ bị cúm như thế nào? Trong chăm sóc, vệ sinh cho trẻ để phòng bệnh cúm, quan trọng vẫn là dùng dung dịch nước muối sinh lý Chỉ cần nhỏ mũi hàng ngày chứ không nhất thiết phải rửa mũi khi trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật