Cha mẹ cần phát hiện bệnh quai bị sớm ở trẻ để ngừa vô sinh

Quai bị không nguy hiểm nhưng gây biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm não. Vì thế, hãy cho trẻ tiêm phòng hoặc chăm sóc đúng cách khi trẻ bị bệnh.

Quai bị là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 5-14 tuổi. Bệnh do virus gây ra khiến tuyến nước bọt sưng lên. Các tuyến này nằm dưới mang tai, vì thế bạn sẽ thấy trẻ bị sưng ở dưới má và trên hàm. Virus gây bệnh quai bị lây lan khi trẻ tiếp xúc với những tia nước do người bệnh hắt hơi ho Dù người lớn ít mắc bệnh này, nhưng khi mắc sẽ nặng hơn.

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG

- Triệu chứng ban đầu (không phải trẻ nào cũng bị) thường là chán ăn đau nhức người đau đầu sốt (có thể đến 39,4°C) trong 3-4 ngày.

- Bị sưng các tuyến dưới và phía trước tai, thường bắt đầu ở một bên và nhanh chóng lan sang bên còn lại. Đau hơn khi nuốt, nói chuyện, nhai hoặc khi ăn uống những thực phẩm có tính axit (có vị chua) như nước cam chanh. Lúc trẻ há miệng to, bạn sẽ thấy một cục u đỏ ở mặt trong của má.

- 10-30% bé trai mắc quai bị bị viêm tinh hoàn Triệu chứng viêm tinh hoàn là sưng đau ở tinh hoàn, thường ở một bên, song cũng có thể bị cả hai bên. Cảm giác đau tăng khi đi lại và sưng lên rất to, chỉ sờ nhẹ vào tinh hoàn bé cũng cảm thấy đau. Khi bị viêm hai bên tinh hoàn khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai sẽ giảm, có thể dẫn đến vô sinh Điều này là do virus phá hủy tinh hoàn và các tế bào mầm sinh sản. Bé gái cũng có thể mắc quai bị nhưng do virus gây quai bị không cư trú trên buồng trứng nên ít gây vô sinh ở nữ. 

- Ngoài viêm tinh hoàn viêm não - màng não là một biến chứng khác của căn bệnh này. Ở trẻ bị quai bị, số trẻ có biểu hiện viêm não lên đến 16-20%. Biến chứng này là do virus gây bệnh quai bị xâm nhập vào não bộ và gây viêm. Virus này lại rất thích định cư trong hệ thần kinh

Khi bị viêm não, trẻ sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như sốt cao hơn và kéo dài hơn so với những ngày đầu, bé rét run nhức đầu buồn nôn và nôn. Sau 1-2 ngày, bé có thể bị suy giảm ý thức, lờ đờ và co giật co giật ở bệnh quai bị là tình trạng cảnh báo bệnh đang diễn biến rất nặng.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Hiện nay, để phòng bệnh, bạn nên cho trẻ đi chích ngừa. Với mũi sởi - quai bị - rubella thứ nhất, trẻ sẽ được chích lúc 12-15 tháng tuổi và mũi hai từ 4-6 tuổi. Thời gian tiêm mũi thứ hai có thể sớm hơn nhưng phải cách mũi thứ nhất tối thiểu một tháng. Trẻ đã tiêm phòng quai bị vẫn có thể mắc bệnh, nhưng tỷ lệ này rất thấp. Nếu trẻ mắc bệnh lại thì mức độ bệnh rất nhẹ vì cơ thể đã có nhiều kháng thể và tế bào sản xuất kháng thể khống chế bệnh.

Nếu trẻ bị tiêm vaccine hết hạn sử dụng, thì tác dụng phòng bệnh không như ban đầu. Khi quá hạn chất bảo quản và tác dược trong vaccine có thể bị biến tính. Điều này có thể dẫn tới các phản ứng ngoài tầm kiểm soát như sốc dị ứng và gây biến chứng cho trẻ.

Khi đưa bé đi học hoặc đi chơi vào mùa cao điểm dịch bệnh bạn nên đeo khẩu trang cho bé. Lúc từ ngoài về nhà, bạn rửa tay cho bé cẩn thận không cho bé mút ngón tay, quệt mũi và không dùng chung khăn hay tiếp xúc với người bị bệnh trong gia đình

CÁCH XỬ LÝ
Thông thường, bạn có thể tự chăm sóc trẻ mắc bệnh quai bị tại nhà. Tuy nhiên, khi thấy con có những dấu hiệu như sốt kéo dài (trên 39°C và trên 3 ngày) nôn mửa liên tục mệt mỏi thờ ơ với xung quanh, đau hoặc cứng cổ đau bụng bìu sưng to và đau, bạn cần đưa con đến khoa truyền nhiễm, khoa nội lây, khoa lây hay khoa y học nhiệt đới tại các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị.

CHĂM SÓC TẠI NHÀ
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây (tránh nước có vị chua), ăn uống đủ chất với những thức ăn mềm, vị nhạt (thức ăn lỏng, đồ luộc, hấp) và mỗi bữa chỉ ăn một ít.

- Bệnh do virus gây ra nên không thể chữa khỏi bằng kháng sinh Một số thuốc có tác dụng điều trị bệnh như thuốc giảm đauthuốc hạ sốt Các thuốc này giúp người bệnh dễ chịu hơn, nhưng bạn phải cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.



- Trẻ hạn chế vận động, chạy nhảy để giảm mức độ lây virus cho trẻ xung quanh và giảm lây lan virus trong cơ thể.

- Tránh gió, nước lạnh, máy điều hòa vì những yếu tố này làm giảm sức đề kháng làm virus lây lan tới tinh hoàn nhanh hơn.

- Tuyệt đối không dán gì lên tinh hoàn của trẻ để giảm sưng vì có thể gây biến chứng nặng hơn.

- Không nhổ răng khi trẻ đang mắc quai bị.

- Hầu hết trẻ mắc bệnh quai bị sẽ hết sưng trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, có thể một bên quai hàm sẽ sưng trước, rồi mới đến bên kia nên thời gian hết sưng cho cả hai bên là khoảng 10-12 ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật