Cho trẻ uống thuốc đúng cách để không gây hại sức khỏe của trẻ
Vì sao lại không nên đong thuốc cho trẻ nhỏ bằng thìa?
Hướng dẫn các bạn cách uống thuốc để đạt hiệu quả nhanh nhất
Những điều nên tránh khi cho trẻ uống thuốc
- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.
- Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.
- Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.
- Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật
- Không pha thuốc vào sữa nước ép trái cây hoặc thức ăn của trẻ.
- Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày
Nên chọn dạng thuốc nước cho trẻ dễ uống
Cho trẻ uống những loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi, nên chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi: cần chọn dạng thuốc lỏng như: sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ.
Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc: ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn của trẻ
Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị. Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn sau đây:
Pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú: sữa công thức (sữa bò) chứa nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy. Ngoài ra canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.
Pha thuốc vào nước ép trái cây: trong nước trái cây, nhất là nước cam chanh có thành phần acid tương đối nhiều. Khi dùng nước trái cây để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc. Nếu pha với nước nho ép có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm
Pha thuốc vào thức ăn hoặc thức uống của trẻ: mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi vị lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.
Chuẩn bị tủ thuốc: cần thiết và an toàn cho trẻ
- Nên có thuốc giảm đau hạ nhiệt Paracetamol (không được dùng aspirin) để hạ sốt cho trẻ; thuốc kháng histamin ở dạng sirô (phénergan, théralène) để trị ho nôn ói và dị ứng; gói Oresol để bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy
- Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ mũi khi trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi; dung dịch sát khuẩn như povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da. Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ.
- Tất cả các loại thuốc điều trị tại nhà, tuyệt đối phải để xa tầm tay của trẻ.
- Điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ: nếu dùng các thuốc thông thường để trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:08 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:01 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:06 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:06 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:03 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:06 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:07 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023