Những vấn đề sức khỏe trẻ em phải đối mặt ngày nóng

Đợt nắng nóng vừa qua, lượng bệnh nhân nhi nhập viện tăng cao. Bố mẹ cần đề phòng để tránh nguy hiểm tính mạng con mình.

Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị say nóng say nắng Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc, quản lý trẻ để tránh cho trẻ bị ốm đau trong mùa hè nắng nóng này.

Trong những ngày qua, số trẻ em phải nhập viện đã tăng lên rất nhiều. Có những bệnh viện lượng bệnh nhân nhi tăng đến 40%, là do thời tiết quá nóng, nhất là ở các tỉnh miền Trung.

Lượng bệnh nhân nhi nhập viện ngày càng tăng do thời tiết quá nóng (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Lượng bệnh nhân nhi nhập viện ngày càng tăng do thời tiết quá nóng (Ảnh: sức khỏe đời sống)

Theo Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao khiến cho trẻ em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như viêm đường hô hấp cấp tiêu chảy Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị say nóng, say nắng. Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc, quản lý trẻ để tránh cho trẻ bị ốm đau trong mùa hè nắng nóng này.

Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp thường có nguyên nhân do trẻ bị nhiễm lạnh Khi trẻ nóng mồ hôi ra nhiều làm ướt áo, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người trẻ, mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm cho nhiệt độ giảm xuống, trẻ có thể nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, việc bật điều hòa nhiệt độ quá thấp trong phòng ngủ cũng khiến cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

Trong điều kiện như vậy, trẻ rất dễ bị viêm họng cấp viêm VA viêm amidan viêm phế quản biến chứng viêm phổi với các biểu hiện mệt mỏi chán ăn ho khó thở sốt cao có thể bị co giật

Vì vậy, để tránh cho trẻ bị viêm đường hô hấp trong thời tiết nóng, không nên bật quạt quá mạnh trực tiếp vào người trẻ; nếu trẻ nhỏ ra mồ hôi nhiều thì dùng khăn bông lau khô cho trẻ, nhất là ở lưng; không để chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa phòng điều hòa nhiệt độ và bên ngoài (không nên để nhiệt độ chênh lệch quá 5oC); hạn chế cho trẻ uống nước đá ăn kem, ăn thức ăn trực tiếp từ tủ lạnh. Cho trẻ ăn đủ chất, bổ sung vitaminchất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nếu trẻ sốt, cho trẻ uống nước oresol để bù nước và chất điện giải Khi sốt trên 38,5oC, cần cho trẻ uống thuốc giảm sốt. Cần cho trẻ tới khám ở các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng và các biến chứng.

Say nóng

Say nóng là biểu hiện của sự tăng nhiệt độ bên trong cơ thể gây ra do sự mất cân bằng nhiệt giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Người ta còn gọi say nóng là hội chứng 'đột quỵ do nhiệt'.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp do thời tiết nắng nóng kéo dài (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp do thời tiết nắng nóng kéo dài (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân xảy ra là do trẻ em, học sinh sau khi chơi, chạy nhảy hay hoạt động nhiều ở nơi có nhiệt độ không khí, độ ẩm cao, bí gió làm cản trở quá trình cơ thể tỏa nhiệt vào không khí, dẫn đến nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên đến 38,5oC, đôi khi cao tới 40 - 41oC.

Người bị say nóng ở mức nhẹ thường có biểu hiện vã mồ hôi nhức đầu chóng mặt hoa mắt, có cảm giác khát nước ngày càng tăng, có cảm giác buồn nôn khó thở tức ngực, người nóng. Mạch và nhịp thở tăng. Trường hợp nặng thì bị rối loạn hô hấp nhịp thở nhanh và yếu, người tím tái và có thể bị ngất.

Cách xử trí: Nếu bị say nóng nhẹ, cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát, cho nằm nghỉ ngơi thì các triệu chứng sẽ mất dần. Nếu bị nặng cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi bớt quần áo. Có thể chườm lạnh ở vùng trán và gáy bằng khăn ướt và theo dõi nhiệt độ cơ thể. Cho nạn nhân uống nước mát, tốt nhất là cho uống nước pha oresol đúng liều lượng. Cần thiết có thể tiêm thuốc trợ timtruyền dịch để phục hồi.

Say nắng

Say nắng cũng thường hay gặp ở trẻ em, học sinh khi đi hay hoạt động một thời gian dài ở ngoài trời nắng mà không đội mũ nón để tia nắng mặt trời chiếu vào đầu, gáy và các phần hở trên cơ thể. Tia tử ngoại trong ánh nắng có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng.

Nếu bị say nắng nhẹ thì các em sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt ù tai Đôi khi bị buồn nôn hoặc nôn. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn bình thường. Nếu bị say nắng nặng, nạn nhân có thể bị rối loạn phản xạ, đôi khi có thể bị co giật

Xử trí say nắng cần nhanh chóng đưa trẻ vào chỗ mát và thoáng khí, đồng thời nới rộng quần áo, dùng khăn thấm nước mát đắp vào người trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt nếu người tỉnh táo. Trường hợp trẻ không tỉnh thì nhanh chóng chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.

Cần tỉnh táo khi chọn thực phẩm trong ngày nắng nóng để tránh ngộ độc (Ảnh: Vtc)

Cần tỉnh táo khi chọn thực phẩm trong ngày nắng nóng để tránh ngộ độc (Ảnh: Vtc)

Ngoài ra, do nhiệt độ cao nên các loại vi-rút vi khuẩn ký sinh trùng gây bệnh, côn trùng truyền bệnh cũng phát triển mạnh trong thực phẩm cũng như ngoài môi trường, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc một bệnh dịch như sốt vi-rút tiêu chảy sốt xuất huyết… Vì vậy, cần dọn dẹp và bảo đảm vệ sinh nơi ở, ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn

Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra đuối nước vì thời tiết nắng nóng trẻ em hay rủ nhau ra sông, suối, hồ ao để tắm. Thực tế đuối nước thường xảy ra ở ngay gần nơi sinh sống của các em. Để phòng trách xảy ra đuối nước, các bậc cha mẹ cần luôn nhắc nhở trẻ không được tắm sông, hồ, ao nước sâu. Nếu có điều kiện thì tiến hành dạy bơi cho các em.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật