Bệnh thận bị tái phát cũng không nên ăn nhạt hoàn toàn
Da rạn do hội chứng cushing gây nguy hiểm đến ngoại hình
Lưu ý dùng thuốc “off label” cho người bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Em sinh năm 1984, tháng 3/2013 sau khi sinh bé thứ 2 được 12 tháng em thấy chân bị phù nước. Đi kiểm tra ở BV Bạch Mai Bác sĩ chẩn đoán VCT có HCTH. Em đã điều trị hết phù và xét nghiệm protein âm tính được 4 tháng, em bị tái phát lần 1. Tiếp đến tháng 4 - 2014 em bị tái phát lần 2. Và suốt từ đó cho đến nay tháng 01 - 2015 em đi xét nghiệm đều âm tính.
Em tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của Bác sĩ, ăn nhạt gần như tuyệt đối. Em rất sợ bị tái phát phải uống thuốc vì em bị rất nhiều tác dụng phụ của thuốc như mặt phù, nứt da. Bác sĩ xin cho em hỏi: Tình trạng bệnh của em như vậy liệu có khỏi hẳn được không? Em phải làm gì để giữ bệnh ổn định? Trong chế độ ăn uống có nên ăn nhạt hoàn toàn không? Trong việc chăn gối có nên hạn chế và mức độ như thế nào là hợp lí? Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:
Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở trong bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu: phù protein niệu cao protein máu giảm lipid máu tăng. Hội chứng thận hư được chia thành: hội chứng thận hư nguyên phát và hội chứng thận hư thứ phát.
- Hội chứng thận hư nguyên phát:
+ Hội chứng thận hư đơn thuần: bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu, chiếm tỉ lệ 20% số bệnh nhân có hội chứng thận hư.
+ Hội chứng thận hư do viêm cầu thận mạn bao gồm: xơ hoá cầu thận ổ - đoạn, bệnh cầu thận màng viêm cầu thận màng tăng sinh các bệnh viêm cầu thận tăng sinh và xơ hoá khác.
- Hội chứng thận hư thứ phát:
+ Bệnh hệ thống: đái tháo đường Luput ban đỏ hệ thống và các bệnh collagen khác bệnh thận nhiễm bột, bệnh viêm mạch máu do miễn dịch (cryoglobulin máu hỗn hợp u hạt Wegener viêm nhiều động mạch viêm thành mạch dị ứng ).
+ Bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm vi khuẩn (nhiễm liên cầu khuẩn, giang mai viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp và cấp tính), nhiễm virút (virút viêm gan B, virút viêm gan C HIV, Cytomegalovirut), nhiễm ký sinh trùng (sốt rét, Toxoplasma sán máng ).
+ Do thuốc: muối vàng, thuỷ ngân và các kim loại nặng, penicillamin, các thuốc kháng viêm không steroid Lithium,…
dị ứng nhiễm độc nọc rắn, nọc ong.
+ Ung thư: bệnh Hodgkin bệnh bạch cầu lympho (thường gây ra bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu), các khối u đặc (thường gây ra bệnh cầu thận màng).
+ Bệnh di truyền và chuyển hoá: hội chứng Alport, bệnh Fabry bệnh hồng cầu hình liềm hội chứng thận hư bẩm sinh,…
+ Các nguyên nhân khác: liên quan tới chửa đẻ, thải loại tạng ghép, bệnh huyết thanh, hẹp động mạch thận một bên.
Về điều trị hội chứng thận hư, cần tuân theo nguyên tắc: điều chỉnh chế độ sinh hoạt, điều trị triệu chứng, điều trị cơ chế bệnh sinh,…
- chế độ ăn uống sinh hoạt:
+ Đối với bệnh nhân chưa có suy thận: nồng độ urê, creatinin máu trong giới bình thường thì có thể ăn chế độ tăng protein.
+ Đối với bệnh nhân đã suy thận: lượng protein cung cấp hàng ngày phải giảm tuỳ theo giai đoạn suy thận
+ Cung cấp đủ năng lượng và đủ vitamin chất khoáng nhất là canxi
+ Lượng natri: nếu phù thì bệnh nhân phải ăn nhạt, lượng natri ăn hàng ngày không quá 3g (lượng natri này đã có sẵn trong thực phẩm). Nếu không có phù, không cần ăn nhạt tuyệt đối.
- Đối với kali: nếu bệnh nhân có thiểu niệu hoặc vô niệu thì cần hạn chế lượng kali trong thức ăn vì có nguy cơ tăng kali máu. Nếu bệnh nhân có đái nhiều do dùng thuốc lợi tiểu gây mất kali, làm giảm kali máu thì cần phải bù kali bằng chế độ ăn hoặc thuốc
- Điều trị triệu chứng: điều trị phù, điều trị tăng lipid máu
- Điều trị các biến chứng: chống huyết khối nếu có, điều trị thiếu khoáng chất vitamin
- Điều trị cơ chế bệnh sinh: chủ yếu bằng các thuốc ức chế miễn dịch: corticoid cyclophosphamit, cyclosporin A.
- Điều trị nguyên nhân: đối với những trường hợp hội chứng thận hư thứ phát thì cần điều trị loại bỏ nguyên nhân.
Trường hợp của em, có hội chứng thận hư, mặc dù có tái phát nhưng hiện tại đã ổn định, do vậy điều quan trọng là em cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa và đi khám kiểm tra định kỳ theo hẹn.
Trong chế độ ăn có thể không cần ăn nhạt hoàn toàn nếu không có phù, tuy nhiên vẫn cần hạn chế muối. Còn về chuyện chăn gối thì khi bệnh đã ổn định, vẫn có thể sinh hoạt và tùy thuộc tình trạng sức khỏe của bản thân sao cho phù hợp, tránh gắng sức.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:09 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:02 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:09 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:05 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:05 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:02 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:04 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:08 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:03 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:03 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023