Cách phòng và điều trị dịch tả vào mùa mưa hiệu quả

Ở nước ta, bệnh dịch tả thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, xảy ra vào mùa khô nắng - sang đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 khi tiết trời oi bức. bệnh chủ yếu lây nhiễm từ nguồn nước và thức ăn không xử lý kỹ bị nhiễm phẩy khuẩn tả.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể phẩy khuẩn tả vượt qua hàng rào dịch vị một phần lớn bị tiêu diệt bởi pH axít ở dạ dày Thức ăn đóng một vai trò quan trọng để vi khuẩn gây bệnh, vì thức ăn có thể trung hòa tạm thời axít dịch vị, khiến không tiêu diệt được phẩy khuẩn tả ở khâu đầu tiên khi xâm nhập cơ thể. Tiếp theo giai đoạn vượt khỏi dạ dày vi khuẩn sinh sản và phát triển nhanh ở tá tràng và ruột non.

Khi đến ruột non vi khuẩn phát triển mạnh hơn, bám chặt vào thành ruột, đến tận đáy các nhung mao của ruột, ở đây phẩy khuẩn tả sản xuất ra độc tố Độc tố tả có khả năng gây kích hoạt các tế bào Crypt làm tăng thải nước và điện giải dữ dội. Tế bào Goblet làm tăng tiết các chất nhầy, nên khi tiêu chảy trong phân người bệnh thấy các hạt lợn cợn, có màu hơi trắng.

Phòng dịch tả vào mùa mưa

Phòng dịch tả vào mùa mưa

Về triệu chứng, bệnh  khởi phát đột ngột, cơ thể thấy khó chịu, sôi bụng buồn nôn và nôn, kèm tiêu chảy lúc đầu tiêu chảy còn có phân, về sau toàn nước. Toàn thân không sốt, không đau bụng trừ người già có khi cảm thấy gai rét và đau bụng lâm râm. Sau đó, người bệnh đi vào giai đoạn nôn mửa tiêu chảy ồ ạt tiêu chảy xối xả, phân toàn nước đục lờ hoặc trong có vài hạt trắng lổn nhổn như hạt gạo, phân tanh, kèm theo nôn nhiều tương đương với tiêu chảy Do tình trạng vừa tiêu chảy vừa nôn nên người bệnh nhanh chóng bị mất nước khiến cho da khô mắt trũng, khô mắt khô họng thở nhanh nông chuột rút các cơ, mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt, trụy mạch hoàn toàn, đái ít hoặc vô niệu nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ tử vong

Về điều trị, do bệnh tả diễn tiến nhanh và gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể rất nghiêm trọng nên việc bù nước và điện giải càng sớm là một việc làm hết sức cần thiết; trong thời gian đi đến bệnh viện cần cho người bệnh uống ngay dung dịch Oresol là cách tốt nhất, để bù lượng nước và điện giải đã mất. Tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy vì chất độc bị ứ đọng trong ruột không bài tiết được ra ngoài gây nguy hiểm hơn. Bệnh tả là lây nhiễm và có khả năng phát triển thành đại dịch, nên người bệnh phải được theo dõi và điều trị bằng chế độ cách ly đặc biệt tại bệnh viện Tại bệnh viện, người bệnh được dùng kháng sinh đặc hiệu của vi khuẩn tả.

Bù nước và điện giải ở bệnh viện được tính theo lượng nước và điện đã mất theo kilôgam thể trọng, nâng thể trạng, chống trụy tim mạch…

Về phòng bệnh, trong gia đình cần thực hiện ăn chín, uống sôi, khi có dịch xảy ra không nên ăn rau sống các loại hải sản tươi sống như: tôm, cua, sò, ốc, hến, mắm ruốc, mắm tôm… Phẩy khuẩn tả có khả năng tiết ra enzym có tên khoa học là Chitinase, giúp vi khuẩn đi xuyên qua vỏ cứng để xâm nhập loài giáp xác như: tôm, cua, sò, hến…; khi xâm nhập vào người thì tiết ra enzym mucinase để dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa Tránh ăn uống ở hàng quán vỉa hè, ở nông thôn không được sử dụng phân tươi bón hoa màu.

Tăng cường vệ sinh cá nhân như: rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn uống khi chế biến thực phẩm và sau mỗi lần khi đi vệ sinh; thức ăn cần che đậy cẩn thận tránh ruồi đậu vào, tổ chức diệt ruồi, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, loại bỏ các thức ăn thiu, ẩm mốc  hoặc đã để lâu ngày. Khi đang có dịch xảy ra có thể uống kháng sinh dự phòng thuốc được chọn hàng đầu là Doxycycline uống liều duy nhất 300mg cho người lớn và 6mg/kg cho trẻ em hoặc có thể dùng Tetracycline 500mg mỗi lần 1 viên x 3 - 4 lần trong ngày liên tục trong 4 - 5 ngày.

Về tiêm phòng miễn dịch trong tả là một loại miễn dịch không bền, sự hình thành kháng thể được xuất hiện bởi bản thân vi khuẩn và độc tố tả, do đó có kháng thể kháng khuẩn và kháng thể kháng độc tố, dựa trên tính chất này người ta sản xuất được 2 loại vắcxin; vắcxin vi khuẩn và vắcxin độc tố, có thể sử dụng vắcxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch hoặc tiêm vắcxin phòng tả TBA với liều 0,1ml tiêm 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày, có thể phòng bệnh được từ 3 - 6 tháng.

Bệnh dịch tả được xếp vào nhóm của các bệnh truyền nhiễm, có khả năng gây thành đại dịch, bệnh xuất hiện vào khoảng 600 năm trước Công nguyên, nhưng mãi đến năm 1563 lần đầu tiên mới được ghi nhận trong y học. Năm 1883, Robert Koch phân lập được vi khuẩn gây bệnh, có tên khoa học là Vibrio cholerae, vi khuẩn có hình hơi cong như dấu phẩy, nên còn gọi là phẩy  khuẩn tả. 100 năm sau, Filkelstein mới phân lập được độc tố gây bệnh, được các nhà khoa gọi là Choléra Enterotoxin, thay cho thuật ngữ cũ là choleragen.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật