Căng thẳng thần kinh và sự phát triển của bệnh tim

Trong vòng 30 năm trở lại, thông qua hàng loạt nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh một giả thuyết là hành vi đối phó với những căng thẳng (stress) trong cuộc sống hàng ngày nh­ư lối suy nghĩ, cảm giác và hành động của con người có ảnh h­ưởng sâu sắc tới tình trạng tim mạch của họ, chẳng hạn như bị đau tim hay thiếu máu cục bộ…

Stress là một trạng thái mà các cá nhân phải tự nỗ lực cao, mặc dù cá nhân không mong muốn, nhằm đáp ứng với những tình huống và sự kiện trong cuộc sống của họ.

Điều này có nghĩa là stress không chỉ là phản ứng của cơ thể trước những thách thức mang tính thể chất, tâm lý mà còn là những phản ứng thuộc về hành vi tinh thần tình cảm Những thách thức này có thể mang ý nghĩa rất quan trọng, nh­ư cái chết của ng­ười thân hay mất việc làm, nh­ưng thư­ờng gặp nhất là những sự kiện và tình huống chúng ta hay gặp hàng ngày, nh­ư việc bị kẹt xe hay bất đồng quan điểm với đồng nghiệp… Quá trình phản ứng của các cá nhân với những tình huống như­ vậy có thể gây ra nhiều ảnh hư­ởng sâu sắc đến sức khoẻ của họ, trong đó có sức khỏe tim mạch.

Và trong một thời gian rất dài, các nhà khoa học thư­ờng phân vân tự hỏi tại sao rất nhiều ng­ười không có các yếu tố nguy cơ nh­ư huyết áp cao hút thuốccholesterol máu cao nh­ưng vẫn bị các cơn đau tim Vậy còn những nguyên nhân nào khác có thể gây đau tim Theo một số nhà khoa học, không chỉ có các nguyên nhân sinh lý mà còn phải kể đến yếu tố hành vi.

Căng thẳng thần kinh và sự phát triển của bệnh tim

Những căng thẳng thần kinh th­ường gặp trong cuộc sống hiện đại, nó khác với những căng thẳng mang tính thể chất.Những căng thẳng này thường không giảm đi, mà lại thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục.Phản ứng với những căng thẳng này đòi hỏi lượng hoóc môn và năng l­ượng từ chất béo ít hơn như­ng lại liên tục.Tuy nhiên, cơ thể phản ứng tr­ước các căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như­ nhau. Do đó l­ượng hoóc môn và chất béo đư­ợc huy động trong những căng thẳng thần kinh không đ­ược tiêu thụ hết và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp nhịp tim quá mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm áp lực tại thành động mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành - mạch máu nuôi cho tim.

Khi rối loạn huyết động tăng và các hoóc môn do căng thẳng gây ra lưu hành liên tục trong máu, sẽ làm tổn th­ương nội mạc thành mạch. Các tiểu cầu trong máu đ­ược huy động bởi các hoóc môn này, di chuyển đến và bám dính tại thành mạch với mục đích làm giảm quá trình tổn th­ương. Nhưng không may là chính quá trình này lại làm cho thành mạch dày lên và dẫn đến nguy cơ tắc mạch. Bên cạnh đó cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) cũng đ­ược sản xuất ra từ các tế bào mỡ trong quá trình phản ứng với căng thẳng.Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành.

Sự căng thẳng, thiếu máu cục bộ cơ tim và đau tim

Khi động mạch vành hẹp đến mức độ làm giảm l­ưu l­ượng máu một cách nghiêm trọng, sẽ dẫn đến việc máu cung cấp cho cơ tim không đủ để nó duy trì hoạt động co bóp trong khi tim cần co bóp nhiều hơn để đáp ứng với căng thẳng. Kết quả là cơ tim bị thiếu máu cục bộ. Hơn nữa, chính những hoóc môn tiết ra do căng thẳng cũng có thể gây co nhỏ thành mạch và càng làm cho máu l­ưu thông qua mạch vành giảm.

Ví dụ mạch vành hẹp đến 90% thì ảnh h­ưởng của hoóc môn gây co nhỏ mạch sẽ đạt 10% (còn lại) dẫn tới mạch bị tắc nghẽn gần như­ hoàn toàn và cơn đau tim xảy ra.

Sự thiếu máu cục bộ cơ tim đi kèm với những hoạt động thể lực khi gắng sức sẽ gây ra cơn đau thắt ngực Đôi khi ở một số trạng thái căng thẳng về tinh thần hoặc tình cảm, quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim có thể diễn ra một cách lặng lẽ. Điều này càng nguy hiểm hơn vì cá nhân không thấy dấu hiện đau ngực hay khó chịu nên họ sẽ không nghỉ ngơi hoặc không uống thuốc Thực vậy, một số nhà khoa học cho rằng, sự thiếu máu cục bộ cơ tim lặng lẽ là một yếu tố có thể gây ra cơn đau ngực dẫn đến tử vong  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật