Chữa thủy thũng bằng thuốc Nam đem lại kết quả bất ngờ

Bệnh thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân đều bị sưng phù.

Bệnh thủy thũng có quan hệ đến 3 tạng: Phế, Tỳ, Thận. Do đó, trong việc điều trị, cần lưu ý đến việc điều hòa công năng hoạt động của 3 tạng đó, đồng thời phải xét đến thể trạng của người bệnh khỏe hay yếu để sử dụng thuốc cho phù hợp.

Bệnh thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân đều bị sưng phù.

Đông y phân thủy thũng làm 2 loại: Dương thủy và Âm thủy.

Dương thủy thuộc thể thực, do ngoại cảm phong tà kết hợp thủy thấp gây ra; hoặc ở nơi ẩm thấp, ngâm nước kéo dài, dầm mưa nhiều giờ cũng gây ra thủy thũng.

Âm thủy thuộc thể hư, do ăn uống không điều độ hoặc lao động quá sức làm tổn thương hoạt động của hai tạng Tỳ, Thận, gây ra thủy thũng.

Dương thủy:

Thường có các triệu chứng: phù toàn thân, lúc đầu xuất hiện phù ở mi mắt, đầu mặt, sau đó lan ra toàn thân. Buổi sáng nặng, chiều bệnh giảm. Ấn vào thấy vết lõm nhẹ. Người mệt mỏi sốt nhức đầu đau lưng kém ăn buồn nôn hoặc nôn, có thể bị chảy máu mũi. Đi tiểu ít nước tiểu vàng hoặc đỏ sậm. Trường hợp này được y học hiện đại quy vào bệnh viêm cầu thận cấp hoặc viêm thận cấp.

Vì bệnh do cảm nhiễm tà khí gây ra, nên Đông y chia Dương thủy làm mấy thể như sau:

Thể phòng thủy:

Triệu chứng: phù toàn thân, đi tiểu ít các khớp tay chân nhức mỏi đau đầu rêu lưỡi trắng mỏng.

Phép chữa: tuyên phế lợi thủy.

Bài thuốc: kinh giới 12g tía tô 10g,cát cánh 10g bạc hà 8g mã đề 10g, rễ tranh 10g, tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) 12g đậu đỏ 12g cam thảo nam 8g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Thể phong nhiệt:

Triệu chứng: phù viêm họng tiểu ít khát nước sốt, rêu lưỡi vàng mỏng.

Phép chữa: thanh nhiệt lợi thủy

Bài thuốc: kim ngân hoa 20g bồ công anh 12g, thổ phục linh 12g, hạ khô thảo 12g rau má 10g cúc hoa 12g xa tiền tử (hạt mã đề) 10g, rễ tranh 10g, râu mèo 10g, cỏ xước 10g cam thảo nam 10g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng: phù, người nóng bứt rứt, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm, rêu lưỡi vàng dày, có khi tiểu ra máu

Phép chữa: thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, giải độc.

Bài thuốc: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 16g, cúc hoa 12g, cỏ mực 16g, trắc bá diệp (tươi) 10g cỏ mần trầu 10g, cỏ nến (bồng hoàng) tươi 10g lá sen tươi 10g, rễ tranh 12g, mã đề 10g.

Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Thể hàn thấp:

Triệu chứng: phù toàn thân, tiểu ít, tay chân nặng nề, ng mát lạnh, rêu lưỡi trắng dày.

Phép chữa: thông dương lợi thủy

Bài thuốc: thương truật 12g hậu phác 8g, ngũ gia bì 12g thiên niên kiện 8g trạch tả 12g, xa tiền tử 10g, trần bì 6g, vỏ gừng tươi 4g quế chi 6 - 8g.

Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Âm thủy:

Thường có các triệu chứng: phù nhiều nhất ở 2 chi dưới, ấn lõm lâu lên, người mệt mỏi đau lưng sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhạt, tiểu tiện ít, tay chân lạnh. Đông y chia làm 2 thể sau:

Tỳ dương hư:

Triệu chứng: có các triệu chứng chung, kèm thêm: hông bụng đầy trướng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu trắng dày.

Phép chữa: ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thủy.

Bài thuốc: rễ đinh lăng (sao) 16g, đậu ván (sao) 16g đậu đỏ 20g, củ khoai mài 20g nhục quế 4g, gừng khô 8g, mã đề 20g, rễ tranh 16g, hạt ý dĩ 30g, đại hồi 6g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 4g.

Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: ngoài các triệu chứng chung, còn kèm thêm: mặt tái nhợt, tiểu nước trong đau lưng, lạnh lưng yếu sinh lý (di tinh, tảo tiết, liệt dương) ở nam giới kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Lưỡi bệu, sắc nhợt, rìa lưỡi có dấu răng Mạch nhỏ, yếu.

Phép chữa: ôn thận, kiện tỳ, lợi thủy.

Bài thuốc: rễ đinh lăng (sao) 20g, đậu ván (sao)16g, thiên niên kiện 8g, hậu phác 8g thổ phục linh (sao) 16g, củ khoai mài (sao) 16g, hạt mã đề 12g (bỏ vào túi vải, cho vào ấm trước khi sắc thuốc), rễ cỏ tranh 16g, đậu đỏ 16g,gừng tươi 10g phụ tử (chế) 4g hương phụ (cỏ gấu sao) 8g, trần bì 6g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Đối với người bị bệnh thủy thũng, cần có tâm lý, tinh thần ổn định, lạc quan, quyết tâm chữa trị.

Làm việc, nghỉ ngơi có chừng mực, điều độ, không lao động quá sức, tránh tinh thần căng thẳng tránh gió lạnh và nơi ẩm ướt, luôn giữ ấm toàn thân, nhất là 2 chân.

Không ăn các chất cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu (thịt bò, heo, cá biển, thịt gà…). Nên ăn cá đồng, cá sông là tốt nhất. Ăn theo chế độ ăn nhạt, hạn chế nước chấm, nước tương, xì dầu nước mắm Không dùng các loại thuốc có hại cho gan thận.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật